The Body Shop muốn mua 600 tấn nhựa phế thải

Giới khoa học ước tính rằng tới năm 2040, hơn một tỉ tấn nhựa phế thải sẽ bị đổ ra đại dương hoặc chôn lấp trong bãi rác. Mĩ phẩm là một trong những ngành tạo ra nhiều chất thải nhựa nhất.
The Body Shop lên kế hoạch mua 600 tấn nhựa phế thải vào năm sau - Ảnh 1.

Sữa tắm do The Body Shop sản xuất. (Ảnh: The Body Shop)

Nhựa phế thải là vấn đề phức tạp và khó có thể được giải quyết đơn giản. Ông Mark Davis, người điều hành chương trình Thương mại Công bằng Cộng đồng tại công mĩ phẩm The Body Shop nêu lên giải pháp tiềm năng: coi rác thải nhựa là nguyên liệu thô.

Chương trình Thương mại Công bằng Cộng đồng là sáng kiến tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm được The Body Shop khởi xướng vào năm 1987. Hiện chương trình này chiếm đến cho 25% ngân sách mua nguyên liệu của công ty. Ví dụ về một trong những hoạt động của chương trình là mua bơ hạt mỡ từ Ghana và hộp quà giấy từ Nepal.

The Body Shop đã bắt đầu thu mua nhựa phế thải từ Bangalore, Ấn Độ để dùng làm bao bì.

Những người thu nhặt phế thải tại một số nước đang phát triển có thể phải chịu nguy hiểm khi kiếm sống. The Body Shop đang hợp tác với công ty Plastics For Change để thu mua nhựa, đồng thời tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động.

Ông Davis nói với CNBC: "Chúng tôi cần những chai nhựa chất lượng tốt nhất, đúng lúc và đúng chỗ. Việc thu mua nhựa cũng giống như những gì chúng tôi làm với bơ hạt mỡ, hạt quả hạch Brazil hay xoài".

"Bạn có một nhóm người lao động và bạn cần họ được tổ chức bài bản. Bạn cần họ biết chất lượng tốt là như thế nào. Nếu họ mang đến cho bạn chất lượng tốt hơn thì bạn có thể trả cho họ nhiều tiền hơn", ông nói thêm.

The Body Shop lên kế hoạch mua 600 tấn nhựa phế thải vào năm sau - Ảnh 2.

Công nhân phân loại chai lọ trong chương trình được tổ chức bởi Plastics For Change ở thành phố Bangalore, Ấn Độ. (Ảnh: Plastics For Change)

Thu mua nhựa như ý tưởng ông Davis nêu trên là một sáng kiến mất khá nhiều thời gian để đi vào thực tiễn: cần đến 5 năm để xây dựng chuỗi cung ứng và xử lí nguyên liệu thô đến mức chúng đáp ứng được nhu cầu của The Body Shop. Sau đó, họ mới có thể chế tạo chúng thành bao bì.

″Những người nhặt phế thải cần được hỗ trợ nhiều về đào tạo kinh doanh. Làm thế nào để xây dựng một doanh nghiệp có qui mô lớn hơn? Làm thế nào để quản lí dòng tiền thông qua nó? Họ phải được hỗ trợ về các chứng nhận môi trường, xã hội và đảm bảo điều kiện làm việc tốt", ông Davis nói.

Sở thích của khách hàng

Các nhà cung cấp nguyên liệu thô cần mở rộng cơ sở khách hàng để tránh bị phụ thuộc vào một người mua, vì nhu cầu về nguyên liệu có thể thay đổi.

Ông Davis giải thích: "Mĩ phẩm rốt cuộc cũng là ngành thời trang. Ví dụ, năm nay khách hàng có thể muốn mua sữa dưỡng thể làm từ bơ hạt mỡ nhưng năm sau họ lại đổi ý. Nhìn chung, sở thích của khách hàng chúng tôi dành cho những nguyên liệu "anh hùng" này khá ổn định, nhưng chắc chắn là vẫn có biến động".

Nhu cầu cho nhựa có thể ít biến động hơn là cho nguyên liệu, nhưng The Body Shop sẽ mua một lượng nhựa cụ thể trong năm đầu tiên. Năm 2020, công ty sẽ mua 551 tấn nhựa thông qua Plastics For Change. Tới năm 2021, con số này sẽ tăng thành 600 tấn.

Ông Davis cho biết The Body Shop đã giúp Plastics For Change liên hệ với các đối thủ cạnh tranh của họ và cả Ikea. "The Body Shop đã chốt được các thỏa thuận với những công ty này về cách họ có thể sử dụng mọi loại nhựa".

chọn
'Dòng tiền đổ về bất động sản chưa có hoặc rất ít'
Lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc cho rằng trong thời điểm này, khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa phục hồi rõ rệt thì dòng tiền đổ về bất động sản chưa có hoặc rất ít.