Thì ra có bảo hiểm chậm, hủy chuyến bay nhưng không biết để đòi

Mua bảo hiểm du lịch khi đặ vé trên website của hãng bay, nếu chậm, hủy chuyến được bồi thường. Nhiều người chưa biết, trong khi không ít người đã đòi khoản này để giảm chi phí.
Thì ra có bảo hiểm chậm, hủy chuyến bay nhưng không biết để đòi - Ảnh 1.

Khách hàng tìm hiểu ứng dụng trên điện thoại về bảo hiểm “delay” nếu xảy ra tình trạng trễ giờ, hủy chuyến bay (Ảnh: Ngọc Phượng).

Mua bảo hiểm từ 40.000 - 100.000 đồng có thể sẽ nhận được 1,6 triệu đồng. Tuy nhiên, khâu thanh toán bảo hiểm hiện nay thường chậm, khiến loại hình bảo hiểm này chưa thực sự hấp dẫn nhiều khách hàng.

Bảo hiểm "im re" nếu khách không đòi

Bà Phạm Thị Tý (TP Huế) cho biết đã mua vé chuyến bay từ TP HCM - Huế hồi tháng 6/019. Đến lúc lựa chọn bảo hiểm, bà không để ý hãng bay mặc định bảo hiểm du lịch với giá 59.000 đồng. Kết quả, chuyến bay của bà Tý bị delay kéo dài ngay thời điểm căng thẳng của Vietjet. Vì vậy, ngoài số tiền đền bù chậm chuyến theo quy định, bà Tý cho biết được bồi thường thêm 300.000 đồng.

"Khi về tới nhà, tôi mới nhớ lại mình đã mua bảo hiểm du lịch, trong đó có chi phí chậm chuyến bay sẽ được bồi thường... Tôi liên hệ, nhân viên hãng hàng không trả lời lòng vòng, vì số tiền này phải qua đơn vị bảo hiểm chi trả" - bà Tý nói và cho hay việc chi trả chậm chứ không nhanh.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, nhiều khách hàng đã... giật mình khi biết có bảo hiểm chậm, hủy chuyến bay, đặc biệt là những người đã mua bảo hiểm cộng thêm khi mua vé qua website của nhiều hãng bay nhưng... không biết để đòi bồi thường, dù mình bị chậm, trễ chuyến.

Hiện tại các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet, Jetstar Pacific đều có tích hợp phần bảo hiểm du lịch trên website, trong đó có quyền lợi bồi thường khi chậm chuyến bay.

Vietjet có bảo hiểm du lịch TravelCare được mặc định sẵn với giá 59.000 đồng/vé, Jetstar Pacific có bảo hiểm Jetstar StarCare với giá 72.000 đồng/vé, Vietnam Airlines bảo hiểm TripCare với giá 88.000 đồng/vé.

Theo đó, mức bồi thường chậm chuyến trong gói bảo hiểm trên website các hãng bay từ 4-6 giờ so với lịch trình ban đầu sẽ được bồi thường từ 1,2 triệu đồng/vé. Nhiều người không ấn nút loại bỏ mua bảo hiểm bổ sung khi mua vé máy bay, nhưng khi bị chậm, trễ chuyến cũng không biết mình có thể được bồi thường.

Gói bảo hiểm này có nhiều quyền lợi khách hàng được hưởng khi đi máy bay, như hoàn lại chi phí chuyến bay nếu chuyến bay bị hủy, đền bù mất mát hư hỏng hành , bồi thường chậm chuyến bay... Nếu khách hàng không yêu cầu, phía bảo hiểm cũng thường... "im re".

giải việc chọn tự động bảo hiểm khi mua vé cho khách hàng, đại diện Hãng Vietjet cho rằng rất nhiều khách hàng Vietjet có nhu cầu đa dạng với những sản phẩm bảo hiểm, nên chế độ chọn mặc định sẽ giúp khách hàng có nhu cầu tiết kiệm được thời gian... Đại diện Vietjet cho rằng đây là chương trình cộng thêm khi mua vé máy bay, khách hàng có thể ấn nút không chọn phí này.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo của Vietnam Airlines cho biết thời gian qua cũng có một số đơn vị bảo hiểm chào mời hợp tác triển khai gói bảo hiểm delay chuyến bay. Vị này cho rằng đây là xu hướng mua của khách hàng đi lại hàng không.

Thì ra có bảo hiểm chậm, hủy chuyến bay nhưng không biết để đòi - Ảnh 2.

Nhân viên kinh doanh (phải) của hãng bảo hiểm V., quận 3, TP HCM tư vấn cho khách hàng về bảo hiểm chậm, hủy chuyến bay (Ảnh: Ngọc Phượng).

Bảo hiểm chạy theo hàng không

Đầu tháng 7/2019, chúng tôi liên hệ mua bảo hiểm chậm hủy chuyến, một nhân viên chăm sóc khách hàng của INSO hồ hởi giới thiệu và cho biết sau sự việc bảng thông tin báo "delay" - trễ chuyến hàng loạt mới đây, khách hàng mua bảo hiểm có xu hướng tăng.

Nhân viên này tư vấn chỉ cần khách hàng tải app, nhập code vé, họ và tên, lịch trình, số hiệu chuyến bay... và chọn gói bồi thường chuyến bay với giá từ 40.000 - 100.000 đồng/khách.

Cùng tỉ lệ chậm, hủy chuyến của các hãng bay được nhắc trên báo chí, nhiều công ty bảo hiểm đã nhanh chóng nhập cuộc, tung ra nhiều gói bảo hiểm delay chuyến bay.

Giữa tháng 6/2019, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã kí kết hợp tác với một ngân hàng để triển khai bảo hiểm trễ chuyến bay. Với sản phẩm này, khách hàng sẽ được bồi thường khi chuyến bay chậm cất cánh trong thời gian từ 1 tiếng trở lên, số tiền bồi thường tối đa có thể lên đến 1,6 triệu đồng/vé.

Trước đó, Công ty cổ phần bảo hiểm OPES đã chào hàng sản phẩm bảo hiểm delay chuyến bay. Ba giờ trước chuyến bay khởi hành, khách hàng (cài ứng dụng của OPES) có thể trực tiếp mua bảo hiểm trễ chuyến thông qua ứng dụng với mức phí từ 39.500 đồng. Cứ trễ 31 phút bay trở lên là có thể nhận được bồi hoàn trị giá 150.000 đồng. Trễ 4 giờ bay được bồi thường 1,5 triệu đồng/khách.

Tương tự, Công ty cổ phần bảo hiểm INSO VN cũng tung ra gói bảo hiểm delay như: chỉ cần bỏ ra từ 40.000 - 100.000 đồng, hành khách bị delay sẽ nhận mức tối đa 1,6 triệu đồng/khách.

Thì ra có bảo hiểm chậm, hủy chuyến bay nhưng không biết để đòi - Ảnh 3.

Quy trình mua và thanh toán bảo hiểm trễ chuyến bay (Dữ liệu: Bông Mai, Đồ họa: Tuấn Anh).

Còn ít người biết

Một thực tế, bảo hiểm trễ chuyến bay này khá mới và thông tin vẫn còn hạn chế. Tới hỏi mua sản phẩm này tại một đại bán vé máy bay (quận 1, TP HCM), chị Khánh Vi - nhân viên tư vấn đặt vé máy bay - cho biết đơn vị không bán riêng bảo hiểm trễ chuyến bay. Ngoài ra, chị còn nói từ trước tới nay bảo hiểm liên quan đến hàng không trong nước hiếm khi có khách mua.

Hiện nhiều hãng bay có bán gói bảo hiểm, đi kèm nội dung bồi thường trễ chuyến, tuy nhiên chị Khánh Vi nói: "Đi nội địa, mình ít khuyến khích khách mua bảo hiểm này. Bán xong, khách không được quyền lợi gì nhiều".

Nhiều đại vé máy bay cho biết có tư vấn mua dịch vụ cộng thêm cho khách, nhưng việc thực hiện bồi thường chuyến bay chậm, hủy chuyến do khách hàng chủ động thao tác với công ty bảo hiểm. Vì vậy, cũng chưa nhiều khách hàng tham gia mua bảo hiểm chậm, hủy chuyến.

Nhiều người đã tận dụng bảo hiểm trễ chuyến

Dù với nhiều người còn mới lạ và e ngại, không ít người đã bắt đầu quen và tận dụng bảo hiểm chậm, hủy chuyến bay. Làm chủ đại lí phòng vé máy bay hơn 3 năm nay, anh Nguyễn Văn Vũ (Đà Nẵng) ngoài việc đặt mua bảo hiểm trễ chuyến bay cho mình còn tư vấn khách mua. Với khách quen mà không muốn mua, anh Vũ đề nghị anh tự mua. "Nếu trễ chuyến tiền bù sẽ chạy về tài khoản của khách. Tiền này chia 7:3, mình 70%, khách 30%".


Anh Vũ cho biết sau nhiều năm làm nghề, anh có thể "canh" được chuyến nào có khả năng trễ cao để mua bảo hiểm. Từ khi áp dụng cách thức này, anh Vũ chưa bị lỗ lần nào.

Theo ghi nhận, không ít hành khách thường xuyên đi máy bay cũng đã tận dụng mua bảo hiểm, nhất là với các chuyến bay tăng cường để... giảm chi phí vé nếu được bồi thường.

Tuy nhiên, anh Nguyễn Văn Vũ cho biết thời gian bồi thường khá lâu, anh bị trễ chuyến ngày 16/6 nhưng ngày 2/7 mới được bồi thường 600.000 đồng.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.