Thí sinh đặc biệt quan tâm tới tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp

Tham dự ngày hội tuyển sinh năm 2018, nhiều thí sinh và người nhà đặc biệt quan tâm tới thông tin về tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm của các trường.
thi sinh dac biet quan tam toi ti le sinh vien co viec lam sau khi tot nghiep Tỉnh Đắk Lắk đang họp khẩn giải quyết vụ hơn 500 giáo viên mất việc
thi sinh dac biet quan tam toi ti le sinh vien co viec lam sau khi tot nghiep Phó Chủ tịch huyện nói về kế hoạch 'giải bài toán' hơn 500 giáo viên mất việc ở Đắk Lắk
thi sinh dac biet quan tam toi ti le sinh vien co viec lam sau khi tot nghiep Nguyên ĐBQH Bùi Thị An nói về việc hơn 500 giáo viên mất việc ở Đắk Lắk: 'Các vị không thể đem con bỏ chợ!'
thi sinh dac biet quan tam toi ti le sinh vien co viec lam sau khi tot nghiep Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục: Cho hơn 500 giáo viên nghỉ việc ở Đắk Lắk là 'cạn tàu ráo máng'

Ngày hội tuyển sinh năm 2018 đã được tổ chức tại Đại học Bách khoa Hà Nội trong ngày 11/3 đã thu hút hàng chục nghìn sinh viên, thí sinh và người nhà cùng tới tham gia để tìm hiểu các thông tin liên quan tới kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học sắp tới.

thi sinh dac biet quan tam toi ti le sinh vien co viec lam sau khi tot nghiep
Thí sinh được tư vấn viên giải đáp thắc mắc về tuyển sinh ngay tại bàn tư vấn của ngày hội. Ảnh: Đình Tuệ.

Theo khảo sát của chúng tôi, tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường là thông tin được rất nhiều thí sinh đặc biệt quan tâm.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Lê Thị Hòa (50 tuổi, trú huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết, bà có con trai út đang học lớp 12 và dự tính nộp hồ sơ vào ngành Tài chính - kế toán. Năm trước, điểm xét tuyển vào các trường nói chung đều khá cao nên bà khuyên con nên chọn trường khối A có mức điểm không quá cao khi lực học chỉ ở mức khá.

"Tại gian hàng của Học viện Tài chính, các thầy cô đã tư vấn cụ thể về các chuyên ngành, điểm trúng tuyển năm trước và những điểm mới trong đào tạo năm 2018. Hơn nữa, tôi rất muốn biết con số sinh viên ra trường có việc làm ra sao.

Tỉ lệ đó có cao hay không, dù đọc ở trên website của trường cũng chưa hiểu rõ lắm nên phải hỏi trực tiếp thầy cô. Chỉ mong cháu sẽ chọn cho mình đúng trường, ngành phù hợp với năng lực, sở trường", bà Hòa nói.

Các sinh viên ĐH Sân khấu điện ảnh và HV Tài chính khuấy động không gian của ngày hội bằng những tiết mục văn nghệ khiến hàng trăm người phải trầm trồ. Video: Đình Tuệ.

Là một học sinh lớp 12 đến từ Trường THPT Quốc Oai (Hà Nội), Lê Thị Hải Linh tâm sự: "Đến với ngày hội tuyển sinh, em thực sự thấy choáng ngợp bởi có quá đông các bạn thí sinh và người nhà. Em dự kiến đăng kí vào Khoa tiếng Nhật của Trường Đại học Hà Nội.

Thông tin mà chúng em băn khoăn là việc học tiếng Nhật có khó hơn tiếng Anh hay không? Cơ hội việc làm sau khi học ra trường thế nào? Chi phí và chất lượng đào tạo ở đây ra sao? Điều kiện về học tập, kí túc xá cho sinh viên có đảm bảo không...

Ngay tại bàn tư vấn của ĐH Hà Nội, em được thầy cô cho biết, đây là một trong các ngoại ngữ quan trọng. Cơ hội việc làm đa dạng như biên dịch, phiên dịch hoặc làm cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, tiếng Nhật là ngành có điểm đầu vào cao nhất, điểm trúng tuyển năm 2017 là 35,08 điểm của tổ hợp môn Toán - Ngữ văn - Tiếng Anh (nhân đôi hệ số)".

thi sinh dac biet quan tam toi ti le sinh vien co viec lam sau khi tot nghiep
Lê Thị Hải Linh và các bạn tham dự ngày hội tuyển sinh 2018 tại ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 11/3. Ảnh: Đình Tuệ.

Cũng theo Hải Linh, năm 2018 dự kiến số thí sinh dự thi nhiều hơn năm trước, kiến thức gộp cả lớp 11 và lớp 12 nên mức độ cạnh tranh sẽ khốc liệt. Dù là học sinh chuyên ban D nhưng nữ sinh này khiêm tốn cho rằng, mình tự tin khoảng 50% để chinh phục khoa Tiếng Nhật của ĐH Hà Nội.

Còn theo Lê Doãn Tuân - một học sinh lớp 12 đến từ ngoại thành Hà Nội cho biết, sau khi dạo một vòng qua các gian hàng của ngày hội, nam sinh này đã quyết định chọn ngành Công nghệ thông tin Việt - Nhật của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

"Theo tìm hiểu, năm 2017 ngành này lấy điểm chuẩn đầu vào là 26,75 tổ hợp các môn khối A và A1. Em đăng kí tổ hợp môn khối A1 gồm Toán - Vật lý - Tiếng Anh. Điều mà em rất tâm đắc chính là cơ hội việc làm sau khi học xong ra trường.

Nếu mình học và thực hành tốt, sẽ có công ty đến tận trường để nhận sinh viên về làm. Còn không thì mình cũng sẽ nhờ sự giới thiệu của nhà trường để tìm cho mình doanh nghiệp làm việc phù hợp với năng lực của sinh viên", Tuân tâm sự.

Trao đổi với chúng tôi chiều 11/3, TS Nguyễn Đào Tùng - Trưởng Ban quản lý đào tạo, Học viện Tài chính cho hay, ông đã trực tiếp giải đáp khá nhiều thắc mắc của thí sinh và người nhà về tuyển sinh, nhất là cơ hội việc làm sau khi ra trường.

"Rất nhiều em học sinh và cả phụ huynh hỏi chúng tôi, liệu rằng học ngành nào để sau này ra trường có việc làm ngay. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành của trường có cao hay không, có đáng tin cậy hay không?

Tôi cũng trao đổi luôn, cơ hội việc làm đặc biệt là khối ngành kinh tế, tài chính những năm tiếp theo sẽ không thiếu. Cơ bản các em muốn mức thu nhập bao nhiêu mà thôi. Còn việc công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp, trường đã làm từ năm ngoái, năm nay tỉ lệ đó chiểm khoảng 97%", TS Tùng thông tin.

thi sinh dac biet quan tam toi ti le sinh vien co viec lam sau khi tot nghiep Phó Chủ tịch huyện nói về kế hoạch 'giải bài toán' hơn 500 giáo viên mất việc ở Đắk Lắk

Theo lãnh đạo UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk), cuộc đối thoại để trao đổi với hơn 500 giáo viên trước nguy cơ bị nghỉ ...

chọn
Dòng tiền đáo hạn tại ngân hàng có thể tìm đến đất nền
Theo các chuyên gia VARS, dòng tiền đáo hạn tại ngân hàng bắt đầu tìm các kênh đầu tư đem lại mức lợi nhuận hấp dẫn hơn, trong đó có bất động sản, đặc biệt là sản phẩm đất nền giá không quá cao, tiềm năng sinh lời lớn.