Thí sinh sẽ 'bị động' nếu Bộ thay đổi phương án thi THPT từ 2018

Theo PGS.TS Trần Văn Tớp - ĐH Bách khoa Hà Nội, nếu Bộ GD&ĐT áp dụng thay đổi phương án thi THPT quốc gia ngay từ năm 2018 sẽ khiến cho các thí sinh bị động.
thi sinh se bi dong neu bo thay doi phuong an thi thpt tu 2018 'Bộ nên giữ nguyên phương án thi như năm 2017 để thí sinh bớt lo lắng'
thi sinh se bi dong neu bo thay doi phuong an thi thpt tu 2018 Bộ GD&ĐT lên tiếng về thông tin 'tăng điểm liệt lên 3 điểm' vào năm sau
thi sinh se bi dong neu bo thay doi phuong an thi thpt tu 2018 Phó thủ tướng yêu cầu xem xét lại bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT tới
thi sinh se bi dong neu bo thay doi phuong an thi thpt tu 2018 Bộ GD&ĐT: Cần quy hoạch lại mạng lưới giáo dục đại học

Bộ GD&ĐT hiện đang tổ chức lấy ý kiến về hai phương án thi THPT quốc gia năm 2018 theo hướng đổi mới.

Đối với bài thi tổ hợp, Bộ đang đưa ra 2 phương án:

Phương án một, giữ nguyên bài thi tổ hợp với 3 đầu điểm cho từng môn thi thành phần giống như năm 2017.

Phương án hai, mỗi bài thi tổ hợp có nội dung của 3 môn thành phần nhưng được bố trí thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thống nhất của toàn bài thi.

thi sinh se bi dong neu bo thay doi phuong an thi thpt tu 2018
PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: "Từ năm 2015, chúng ta đã tiến hành tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để lấy kết quả đó vào xét tuyển vào đại học. Các trường cũng đã thực hiện tự chủ và đã làm tốt trong năm 2016. Đặc biệt, năm 2017 nhiều nơi cũng làm rất tốt liên quan đến việc các thí sinh không bị hạn chế về số nguyện vọng, không bị hạn chế về số trường đăng ký. Tôi cho đây là những điểm tốt trong quy chế tuyển sinh năm 2017.

Đối với các trường đại học, trong đó có ĐH Bách khoa Hà Nội, tôi cho rằng đã có những mặt rất tích cực về kỳ thi tuyển sinh và xét tuyển năm 2017. Chúng tôi cũng mong muốn, quy chế tuyển sinh năm 2018 sẽ tiếp tục kế thừa được những ưu điểm và khắc phục những điểm tồn tại của kỳ thi tuyển sinh năm 2017.

Với dự thảo hai phương án đối với bài thi tổ hợp mà Bộ đưa ra để lấy ý kiến, đối với tổ hợp các môn Khoa học tự nhiên (KHTN) hoặc Khoa học xã hội (KHXH) sẽ không công bố điểm thành phần mà chỉ công bố điểm của môn thi đó. Riêng đối với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, về mặt tuyển sinh nhà trường hoàn toàn không có vấn đề gì lớn, có thể sử dụng môn KHTN vì đa phần thí sinh dự thi vào trường là đăng ký bài thi tổ hợp môn này.

Như vậy chúng ta có tổ hợp điểm của bài thi KHTN cộng với điểm thi môn Toán và Ngoại ngữ thì trường chúng tôi tuyển sinh hoàn toàn không có vấn đề gì".

thi sinh se bi dong neu bo thay doi phuong an thi thpt tu 2018
Theo PGS.TS Trần Văn Tớp, nếu Bộ GD&ĐT thay đổi phương án thi từ năm 2018 sẽ khiến các thí sinh 'bị động'. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Ông Tớp cũng cho hay, đối với tổ hợp môn KHXH, ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ có tỉ lệ nhỏ thí sinh đăng ký thi tổ hợp môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân. Đối với kỳ thi THPT quốc gia, đây cũng là một cải tiến mà có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh và cho các trường tổ chức thi.

Như vậy sẽ có một đề thi gồm bao nhiêu câu hỏi đó, thí sinh có một khoảng thời gian làm bài từ đầu đến cuối mà không phải ngắt quãng, giữa chừng. Thí sinh phải cân đối thời gian làm bài một cách rất khoa học để đảm bảo rằng các khối kiến thức trong tổ hợp môn đó đạt được điểm tối đa. Cho nên thí sinh không thể bỏ một môn nào khác giống như kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 mà các em phải tập trung vào cả ba khối kiến thức Vật lý, Hóa học và Sinh học.

Về kỳ thi, ông Tớp cho rằng cũng có điểm thuận lợi hơn về việc in sao đề thi cũng như công tác tổ chức coi thi.

"Tuy nhiên, tôi chỉ hơi quan ngại về việc đối với các thí sinh vì có thể phương án đưa ra năm nay sẽ tạo điều chưa thuận lợi cho thí sinh và khiến các em bị động. Bởi vì các thí sinh, học sinh của trường THPT thường đã định hình cái khối thi của mình ngay từ khi vào lớp 10. Một số em lớp 11 nhưng ít em học đến lớp 12 mới xác định khối thi của mình.

Nên, nếu chúng ta áp dụng ngay thì các em có thể sẽ bị động. Tôi cho rằng nếu áp dụng thì Bộ phải công bố rất sớm để các em có thời gian chuẩn bị vì từ nay đến khi thi cũng chỉ còn khoảng 9 tháng.

Cá nhân tôi thì ủng hộ phương án 2, tiến tới môn tổ hợp thành một môn tích hợp. Đối với môn tổ hợp như hiện nay thì chúng tôi vẫn mong muốn rằng vừa thuận lợi cho các trường mà không gây sự bị động cho thí sinh.

Muốn vậy Bộ cần có lộ trình áp dụng cho kỳ thi năm 2019. Còn năm 2018 tôi đề nghị vẫn áp dụng phương thức thi như năm 2017, tức vẫn công bố điểm thành phần của các môn thi trong bài thi tổ hợp", Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội nêu quan điểm.

thi sinh se bi dong neu bo thay doi phuong an thi thpt tu 2018 'Bộ nên giữ nguyên phương án thi như năm 2017 để thí sinh bớt lo lắng'

Theo thầy Nguyễn Quốc Bình, Bộ GD&ĐT nên giữ nguyên quy chế và phương án thi THPT như năm 2017 chứ không nên thay đổi ...

chọn
[Photostory] Ngắm đại lộ đắt nhất Nghệ An
Đại lộ Vinh - Cửa Lò được UBND tỉnh Nghệ An được khởi công năm 2011 với tổng mức đầu tư 4.157 tỷ đồng (lớn nhất Nghệ An). Giai đoạn 1 dự án đã thông tuyến vào năm 2021. Từ tháng 7/2022 đến nay, giai đoạn 2 tiếp tục được triển khai và dự kiến hoàn thành trong 36 tháng.