Hiện nay, miền Bắc đang dẫn đầu trong việc thu hút vốn FDI và các ngành sản xuất giá trị cao. Theo chuyên gia, nguyên nhân chính nhằm ở lợi thế về hạ tầng so với khu vực phía nam.
Theo quan sát của CBRE Việt Nam, gần đây có nhiều dự án kho xưởng cao tầng bắt đầu được triển khai và lên kế hoạch tại khu vực phía Bắc, tại các vị trí kết nối thuận tiện với Hà Nội và giá thuê đất công nghiệp cao, vốn là xu hướng đã xuất hiện trong một vài năm trước tại thị trường miền Nam.
Theo chuyên gia Avision Young, trước làn sóng chuyển địa điểm sản xuất và cơ sở hậu cần đến Việt Nam, các thị trường bất động sản công nghiệp ở phía Bắc như Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Thái Bình sẽ được hưởng lợi. Ở miền Nam, ba tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh có thể trở thành những điểm nóng công nghiệp tương lai.
Thị trường BĐS công nghiệp phía bắc vừa trải qua một năm 2023 bùng nổ. Theo thống kê của CBRE Việt Nam, diện tích hấp thụ tại thị trường miền bắc đạt mức cao nhất trong 5 năm qua, vượt 800 ha. Nguồn cung kho xưởng xây sẵn cũng đạt mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
9 tháng qua, cả nước có 9 địa phương đã thu hút trên 1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó, Nghệ An và Thái Bình lần đầu vượt mốc 1 tỷ USD/năm. Trong bối cảnh đó, chuyên gia đã dự báo về "làn sóng” FDI lần 4 sẽ đổ bộ vào Việt Nam.
Dự kiến vào quý I/2025, CCN Hạnh Phúc - Xuân Phương trên đường Vành đai 5 của Le Mont Group sẽ bắt đầu đi vào hoạt động. Doanh nghiệp này được điều hành bởi những nhân vật "tầm cỡ" trong giới BĐS công nghiệp, có liên quan đến VSIP, Thái Hưng hay Sembcorp.
Những thị trường công nghiệp ven Hà Nội như Hưng Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nam... đang không ngừng vươn mình trên bản đồ công nghiệp phía bắc. Sự cạnh tranh này sẽ mang đến nguồn cung dồi dào cho BĐS công nghiệp trong vài năm tới.
Từ ngày 1/1/2022, Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực. Cũng trong tháng 1, gói phục hồi đầu tư công gần 114 nghìn tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua. Dưới góc nhìn của các chuyên gia, đây chính là những yếu tố để khơi thông dòng chảy FDI dịch chuyển từ Trung Quốc vốn bị chững lại trong năm 2021 vừa qua.
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.