Thị trường giao đồ ăn: GrabFood dẫn đầu nhưng khoảng cách bị thu hẹp, Baemin chiếm vị trí thứ ba

Thị trường giao đồ ăn đã có nhiều thay đổi sau tháng 5/2020, thời điểm vừa trải qua giai đoạn giãn cách xã hội.

Qandme vừa công bố báo cáo về thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam. Theo đó, GrabFood vẫn đang là nền tảng phổ biến nhất với người dùng. Tuy nhiên, khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh đã bị chững lại so với 7 tháng trước (tháng 5/2020).

Cụ thể, hiện tại 73% số người khảo sát thừa nhận đã sử dụng GrabFood, ngang với Now. Tuy nhiên GrabFood nhỉnh hơn một chút ở lượng người sử dụng app nhiều nhất. Cụ thể, 37% người dùng cho biết GrabFood là nền tảng họ sử dụng nhiều nhất đẻ đặt đồ ăn. Tỉ lệ này ở Now là 34%.

Thị trường giao đồ ăn: GrabFood vẫn dẫn đầu nhưng khoảng cách bị thu hẹp, Baemin chiếm vị trí thứ ba - Ảnh 1.

(Ảnh: Qandme. Việt hóa: Lê Quý).

Lần lượt xếp sau là Baemin (46% người từng sử dụng; 16% người dùng nhiều nhất); GoFood (46% người dùng; 11% người dùng nhiều nhất) và Loship (14% người dùng; 2% người dùng nhiều nhất).

So với thời điểm tháng 5/2020, GrabFood giảm nhẹ về cả hai chỉ số. Đông thời, khoảng cách giữa nền tảng này và các đối thủ xếp sau cũng bị thu hẹp lại đáng kể.

Thị trường giao đồ ăn: GrabFood vẫn dẫn đầu nhưng khoảng cách bị thu hẹp, Baemin chiếm vị trí thứ ba - Ảnh 2.

(Ảnh: Qandme. Việt hóa: Lê Quý).

Đáng chú ý là sự vươn lên của Now và Baemin, hai nền tảng chuyên biệt với dịch vụ chính là giao đồ ăn. Cách đây 7 tháng, chỉ 29% người dùng cho rằng Now là ứng dụng gọi món họ dùng nhiều nhất, so với 55% của GrabFood. Giờ thì Now đang tiến rất gần đối thủ.

Trong khi đó, Baemin là ứng dụng "trẻ" nhất khi mới xuất hiện trên thị trường từ tháng 5/2019. Thời điểm tháng 5/2020, Baemin bị GoFood và Now bỏ lại khá xa. Tuy nhiên hiện tại Baemin đã chiếm vị trí thứ ba, nhỉnh hơn một chút so với GoFood.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.