Baemin sẽ đóng cửa ứng dụng giao đồ ăn Vietnammm vào tháng 1/2021

Đại diện của Baemin mới đây cho biết sẽ đóng ứng dụng giao đồ ăn Vietnammm nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Đây là ứng dụng mà Baemin đã mua lại trong một thương vụ hồi tháng 5/2019.
Baemin sẽ đóng cửa Vietnammm vào tháng 1/2021 - Ảnh 1.

Baemin sẽ đóng cửa ứng dụng giao đồ ăn Vietnammm vào đầu năm tới. (Ảnh: Baemin)

Trả lời phỏng vấn TechInAsia, đại diện Baemin Việt Nam ông Nguyễn Trung Thành xác nhận ứng dụng giao đồ ăn Vietnammm sẽ đóng cửa vào tháng 1/2021. Đây là ứng dụng mà Baemin đã mua lại trong một thương vụ hồi tháng 5/2019.

Ông Trung cho biết động thái này nhằm "hợp lí hóa các hoạt động của công ty để Baemin có thể phục vụ tốt các khách hàng của Vietnammm với đội ngũ lái xe và đối tác của mình". Ông cho biết thêm rằng các thành viên của Vietnammm sẽ đảm nhận các vai trò mới trong hoạt động của Baemin.

Ứng dụng Vietnammm được thành lập vào năm 2011. Đây là một trong những ứng dụng đâu tiên tham gia vào thị trường giao đồ ăn Việt Nam và là lựa chọn ưu tiên của cộng đồng người nước ngoài tại Hà Nội và TP HCM. Năm 2015, Vietnammm đã mua lại Foodpanda’s Việt Nam từ Rocket Internet với số tiền được công bố là 500.000 USD.

Sau đó, Baemin đã nhanh chóng thâu tóm Vietnammm khi mới gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 5/2019. Công ty giao hàng thực phẩm của Hàn Quốc hiện chỉ hoạt động ở Hà Nội và TP HCM, tập trung phục vụ khách hàng ở các quận nội thành nhằm tối ưu hóa dịch vụ, kể cả giảm thời gian giao hàng.

Baemin là một ứng dụng giao đồ ăn của Woowa Brothers, một kì lân công nghệ Hàn Quốc được DeliveryHero mua lại trong một thương vụ trị giá 4 tỉ USD hồi tháng 12 năm ngoái.

Thị trường giao đồ ăn của Việt Nam hiện đang cạnh tranh rất khốc liệt với nhiều công ty chi tiêu mạnh tay để thu hút thương buôn và người tiêu dùng. Các ứng dụng giao đồ ăn lớn nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay bao gồm GrabFood, Now và GoFood.

chọn
Giá BĐS đang tăng vọt ở nhiều nơi, có thể do 'cá mập' đang tạo sóng để thoát hàng
Theo chuyên gia, một số nơi ghi nhận giá BĐS tăng trưởng 30 - 40% trong giai đoạn vừa qua, nhưng thật ra chỉ tăng bằng với thời điểm đỉnh của năm 2022. Đây có thể là do những nhà đầu tư lớn đang tạo sóng để thoát hàng.