Thú chơi lan ngày Tết khiến lan rừng có nguy cơ cạn kiệt

Đáp ứng nhu cầu “chơi lan” của người tiêu dùng, nhiều người dân đã bất chấp nguy hiểm và nguy cơ cạn kiệt để vào sâu trong rừng “săn lan”.
 

Vào một ngày cuối năm, chúng tôi có dịp lên xứ sở sương mù Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) để tìm hiểu cuộc sống người dân nơi đây. Tại khu vực đèo Măng Rơi không khó để chúng tôi bắt gặp những người dân gùi lan rừng trên vai hoặc bày bán ở các sạp tạm bợ ven đường.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Y Dư (SN 1971, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) cho biết, chị phụ trách việc bán lan còn nguồn lan là do chồng chị đi rừng hái về được.

thu choi lan ngay tet khien lan rung co nguy co can kiet
Chị Y Dư cho biết, để lấy được lan rừng rất khó khăn và nguy hiểm. (Ảnh: Trang Anh).

Theo chị Y Dư, để hái được lan rừng chồng chị và những thanh niên trong làng phải lặn lội vào sâu trong rừng và leo lên những cây cao mới có thể hái được. Còn hiện nay, những cây phía ngoài rừng không còn lan nữa mà bị người dân “săn” lan hết rồi.

“Vào những hôm rảnh rỗi tôi cũng theo chồng vào rừng hái lan. Để hái được cây lan nguy hiểm lắm, nắng mới đi chứ mưa cây trơn trượt không leo được. Tôi và chồng cũng có vô số vết trầy xước trên người nhưng ở vùng đồi núi này không hái lan thì chả biết làm gì. Mọi người ở đây đều biết lan rừng đang cạn kiệt dần, đến một ngày lan không còn chúng tôi phải chuyển qua nghề khác”, chị Y Dư nói.

Cũng theo chị Y Dư, khách của chị chủ yếu là du khách đến Tu Mơ Rông du lịch, tham quan. Mỗi ngày trung bình chị cũng bán được từ 10-12 giò lan các loại như lan Giã hạc, Thủy tiên, Giáng hương…

Đặc biệt vào dịp cuối năm, gần Tết nguyên đán nhu cầu chơi lan của người dân cao nên gia đình chị tập trung thời gian và sức lực đi “săn” lan rừng.

thu choi lan ngay tet khien lan rung co nguy co can kiet
Lan rừng được bày bán tràn lan tại Trung tâm TP Buôn Ma Thuột. (Ảnh: Trang Anh).

Không chỉ tại Kon Tum, mà ngay tại TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vô số loại lan rừng cũng được bày bán. Dọc tuyến phố Phan Đình Giót – Lê Duẩn nhiều người từ khắp nơi tập trung về đây bán lan rừng.

Những người phụ nữ điệu gùi hay bày bán ngay trên vỉa hè thấy người đi đường liên tục chào mời và giới thiệu các loại lan. Để tiếp cận gần hơn với khách hàng của mình, nhưng người bán “đầu tư” hình ảnh lan rừng được in rõ nét để cho khách mua biết được hoa sau khi nở sẽ có hình dáng và màu sắc như thế nào.

Tại đây, những loại lan phụ thuộc vào độ đẹp và quý hiếm được bán từ giá vài chục đến hàng triệu đồng/kg.

Trò chuyện với chúng tôi, một người bán hàng cho biết, chị đã có thâm niên hơn 5 năm bán lan rừng. Để có được những cây lan rừng này, chồng chị đến các huyện vùng sâu, vùng xa như huyện Krông Bông, Ea Súp, Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) để mua lại của những người săn lan rừng rồi mang về chia nhỏ.

Sau đó chở ra trung tâm phố cho chị bán kiếm tiền chênh lệch. Do đó, trừ các chi phí, mỗi ngày chị cũng kiếm được từ 300.000 – 500.000 đồng.

Anh Y Yan (huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, anh có hơn 9 năm thâm niên săn lan rừng.

Theo anh Y Yan trước đây, khu vực huyện Buôn Đôn và Ea Súp lan rừng có nhiều vô số kể, chỉ cần đi một ngày là có thể mang cả bao tải lan về nhà. Tuy nhiên thấy thu nhập cao từ việc hái lan rừng nên nhiều người dân cũng bỏ thời gian đi săn nên lan rừng ngày càng cạn kiệt.

“Giờ đây để có lan ưng ý mỗi lần đi tôi phải băng qua hơn 10 km đường rừng vào sâu bên trong. Tuy nhiên lan cũng chẳng có là bao, do đó tôi nhận tìm thêm những loại lan mà khách đặt trước để kiếm thêm chút ít, nhưng cũng chẳng dư giả bao nhiêu”, anh Y Yan nói.

thu choi lan ngay tet khien lan rung co nguy co can kiet
Thú mua lan rừng về chơi khiến lan có nguy cơ tuyệt chủng. (Ảnh: Trang Anh).

Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Tuấn Linh, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, vài năm trở lại đây nhu cầu chơi lan của người dân tăng cao do đó nhiều người dân sẽ vào rừng săn lan. Chính vì thế lan rừng đang ngày càng cạn kiệt và khan hiếm.

Theo ông Linh, trong quá trình tuần tra, đơn vị liên tục phát hiện và ngăn chặn nhiều người có hành vi hái lan rừng.

“Trong những cuộc họp tuyên truyền, chúng tôi đã cảnh báo, nghiêm cấm người dân săn hái lan để giữ lại hệ sinh thái của rừng”, vị giám đốc Vườn nói.

Ông Y Sy H’Đơk, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cho hay, những hành vi khai thác lan rừng là hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay nhiều người dân có nhu cầu chơi lan đã khiến môi trường sinh thái của rừng bị ảnh hưởng.

Do đó đơn vị đã chỉ đạo các chủ rừng và hạt kiểm lâm tích cực tuần tra, ngăn chặn mọi hành vi vào rừng tìm lan của người dân nhằm bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

thu choi lan ngay tet khien lan rung co nguy co can kiet Ngưỡng mộ vườn lan rừng lớn nhất xứ Quảng, vừa chơi lại có thu nhập

Sau gần ba năm xây dựng, anh Nguyễn Bảo Nhuận (SN 1985, trú phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) sở hữu một vườn ...

thu choi lan ngay tet khien lan rung co nguy co can kiet Bắt lan rừng sinh sản

Nhận thấy lan rừng đang ngày càng khan hiếm và cạn kiệt, U40 phố núi đã nảy sinh ý định bắt lan rừng “đẻ con”.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu vượt sông Uông nối TP Uông Bí - TX Quảng Yên, Quảng Ninh
Một cầu vượt sông Uông dự kiến được xây dựng kết nối TP Uông Bí với - TX Quảng Yên, Quảng Ninh trên tuyến đường từ QL18 đi đường 338.