Bắt lan rừng sinh sản

Nhận thấy lan rừng đang ngày càng khan hiếm và cạn kiệt, U40 phố núi đã nảy sinh ý định bắt lan rừng “đẻ con”.
 
bat lan rung sinh san
Anh Trưởng táo bạo đưa lan rừng về bắt sinh sản. Ảnh: Trang Anh

Vào một chiều cuối năm, chúng tôi có dịp ghé thăm vườn lan của anh Mai Quốc Trưởng (38 tuổi, trú tại TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai). Tại đây, những cây lan con được anh nhân giống và chăm sóc một cách tỉ mỉ.

Theo anh Trưởng, thời gian gần đây anh biết và chứng kiến cảnh nhiều người lên rừng để săn lan về bán. Do đó, lan rừng đang ngày càng cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng. Bằng chút kinh nghiệm và kỹ thuật vốn có từ việc chăm sóc để phát triển các loài hoa, anh đã có ý tưởng bảo vệ các loại lan rừng bằng việc cấy, ghép mô.

Sau đó, anh đã đem ý tưởng của mình trình bày lại với Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng Gia Lai để tìm ra hướng giải quyết. Sau đó, bên phía trung tâm đã cung cấp giống, hỗ trợ về việc cấy, ghép mô lan và bố trí xây dựng nhà lồng để thực hiện các công đoạn chăm sóc những cây lan con mới được cấy ra từ lan mẹ.

bat lan rung sinh san
Cấy và chăm sóc lan con sau khi nhân giống. Ảnh: Trang Anh

Anh Trưởng còn cho biết, để tìm được giống lan mẹ tốt để phục vụ cho việc “sinh con” anh phải vào tận những cánh rừng sâu để tìm kiếm.

“Nhớ những chuyến đi chúng tôi phải vào tận những cánh rừng sâu, rậm rạp để tìm kiếm giống lan phù hợp để nhân giống. Đường rừng khó khăn, hiểm trở nên nhiều lúc trượt chân té ngã. Tuy nhiên, ông trời không phụ lòng người, qua bao hiểm nguy đó chúng tôi đã có được những cây lan quý hiếm để nhân giống”, anh Trưởng nói.

Sau khi mang giống từ rừng về vườn anh Trưởng đã tiến hành cấy, ghép mô cho lan rừng trong nhà lồng khoảng 700m2. Nhà lồng này đã được trung tâm xây dựng và lắp đặt hệ thống phun sương tự động nên việc chăm sóc và phát triển những cây lan con được đáp ứng tốt nhất.

Theo anh Trưởng, để có thể tạo ra một cây lan con từ giống lan rừng thì không quá khó, tuy nhiên đòi hỏi người chăm sóc phải tỉ mĩ và tận tâm. Đối với giống lan phi điệp, trầm tím, hồ diệp… sau khi lấy giống từ lan mẹ ở rừng về phải chăm sóc cẩn thận cho đến khi lan mẹ ra chồi non. Sau đó, mô chồi non sẽ được lấy và nhân giống thành những cây lan con. Mỗi mô của chồi non của cây lan mẹ có thể nhân giống được từ 1.000 đến 2.000 cây lan con.

“Để lan con phát triển được tốt nhất thì việc chăm sóc cần đặc biệt quan tâm. Từ khâu xử lý đất trong các giò lan con, chủ yếu được chế biến từ xơ dừa. Một số loài lan như hồ điệp, trầm tím, phi điệp ngoài việc cung cấp phân bón lá, còn phải phun thuốc chống các loại nấm...

Riêng lan kim tuyến không phun bất kỳ loại thuốc hay sử dụng những loại phân bón lá. Bởi loài lan này là thảo mộc, có thể chữa bệnh ung thư nên cần để cây phát triển tự nhiên”, anh Trưởng chia sẻ.

Sau đó, lan con sẽ được bón phân, tưới nước và kiểm tra, phòng bệnh tật trong vòng 2 năm. Nếu cây lan phát triển tốt, không có bệnh tật thì cây có thể cho bung hoa. Với cách nhân giống này, các loại lan rừng quý hiếm sẽ được bảo tồn và phát triển, tránh tình trạng tuyệt chủng. Không những thế, việc nhân giống lan rừng cũng có thể mang lại thu nhập, bởi mỗi chậu lan khi ra hoa sẽ được bán giá giao động từ 150.000 đến 200.000 đồng.

bat lan rung sinh san
Những cây lan con được chăm sóc cẩn thận, tỉ mĩ suốt 2 năm để lan nở hoa. Ảnh: Trang Anh

Chỉ sau thời gian hơn 8 tháng cấy, ghép giống lan rừng, hiện tại anh đã nhân giống được cho 4 loại lan quý hiếm với hàng nghìn giò lan hồ diệp, trầm, kim tuyến và phi điệp. Vào dịp Tết Nguyên đán 2018, anh dự định tung ra thị trường gần 30.000 giò lan để khách hàng chơi tết.

Năm bắt được lợi ích, hiệu quả mang lại từ việc cấy ghép lan rừng, thời gian tới anh Trưởng sẽ mở rộng mô hình nhân giống lan rừng thêm 4000m2 nhà kính để bảo tồn thêm nhiều loại lan rừng.

bat lan rung sinh san
Vào dịp Tết Nguyên đán 2018, anh dự định tung ra thị trường gần 30.000 giò lan để khách hàng chơi tết. Ảnh: Trang Anh

Về vấn đề này, ông Trần Xuân Minh, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng Gia Lai cho biết, trước tình trạng lan rừng bị “săn” một cách không thương tiếc, bên phía trung tâm đã phối hợp với anh Trưởng để thực hiện việc cấy và nhân giống.

“Mặc dù mô hình này mới được đưa vào thử nghiệm nhưng đã đem lại kết quả vô cùng bất ngờ. Tỷ lệ những cây lan con sống và phát triển khi được nhân giống từ mô lan mẹ là 100%, do đó chúng tôi đánh giá khá cao về mô hình này”, ông Minh nói.

bat lan rung sinh san Chuyện tình đẹp của những giáo viên ‘cắm bản’ dưới chân núi Ngọc Linh

Khó khăn đủ đường nhưng giáo viên "cắm bản" dưới chân núi Ngọc Linh vẫn có những chuyện tình đẹp khiến nhiều người phải ngưỡng ...

bat lan rung sinh san Hệ thống xử lý nước thải xây dựng 10 năm vẫn 'đắp chiếu'

Mặc dù hệ thống xử lý nước thải đã được xây dựng từ lâu, tuy nhiên vẫn không được sử dụng dẫn đến hư hỏng…

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.