Thủ tướng đang giao đánh giá vị trí BOT T2, Cần Thơ lại tính mở đường tránh

Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô An Giang cho biết Thủ tướng đang giao đánh giá lại vị trí BOT T2 nhưng Cần Thơ lại tính làm đường tránh.
thu tuong dang giao danh gia vi tri bot t2 can tho lai tinh mo duong tranh
Tài xế phản ứng tại trạm BOT T2. Ảnh: Dân trí

Liên quan đến vụ việc tài xế phản ứng trạm BOT T2 trên Quốc lộ 91 (BOT Cần Thơ - An Giang), ngày 12/1, chúng tôi đã có trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô An Giang.

Theo ông Xuân, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ GTVT tính toán phương án đặt trạm BOT T2 phù hợp nhất trước khi khánh thành cầu Vàm Cống.

"Tuy nhiên, Chủ tịch TP Cần Thơ lại nói rằng không di dời mà chỉ mở đường tránh. Trong khi đó, việc miễn giảm phí mới chỉ giải quyết cho 208 xe của tỉnh An Giang nhưng thực tế có tới 2.871 xe cần miễn giảm.

Trong 2 ngày 9 và 10/1, trạm BOT T2 đã phải xả trạm 4 lần do tài xế bức xúc, phản ứng", ông Xuân cho biết.

Ông Nguyễn Ngọc Xuân cho biết, việc người dân chỉ đi một đoạn ngắn vài trăm mét nhưng phải trả phí suốt cả tuyến là một điều "quá phi lý".

Trên thực tế, trong nhiều văn bản của Bộ GTVT trả lời tỉnh An Giang, Hiệp hội vận tải An Giang cũng thừa nhận vị trí trạm BOT T2 có bất cập và đề xuất vấn đề giảm phí cho người dân xung quanh trạm.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 6/12, Thủ tướng Chính phủ có làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang. Tại kết luận buổi làm việc, Thủ tướng đã giao Bộ GTVT khẩn trương báo cáo việc sử dụng vốn dư cầu Vàm Cống để bổ sung cho dự án tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP Long Xuyên.

Ngoài ra, về việc di dời trạm thu giá T2 trên QL91, Thủ tướng "giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan và địa phương có liên quan kiểm tra, đánh giá để có phương án đặt trạm phù hợp nhất trước khi khánh thành cầu Vàm Cống, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền".

Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, trước đó đơn vị này đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị di dời trạm BOT T2 về đúng vị trí.

"Trong lúc chưa di dời cần tính toán miễn phí 100% cho tất cả các phương tiện chỉ sử dụng một phần rất nhỏ của tuyến đường dùng vốn BOT xây dựng", ông Thanh cho hay.

Trong văn bản trả lời Hiệp hội vận tải ô tô An Giang ngày 30/10/2017 của Bộ GTVT từng nêu rõ: "Theo báo cáo của Nhà đầu tư về doanh thu thu giá thực tế của dự án, lưu lượng phương tiện qua trạm đang thấp hơn so với phương án tài chính trong hợp đồng BOT.

Nếu di dời trạm số 2 đến vị trí mới tiếp tục phải xây dựng lại trạm thu giá và Nhà điều hành sẽ gây lãng phí chi phí đầu tư, thời gian thu giá sẽ tiếp tục kéo dài, người sử dụng lại phải tiếp tục trả giá dịch vụ khi qua trạm gây bức xúc dư luận xã hội và dự án không khả thi, Ngân hàng không tiếp tục cho vay vốn để di dời.

Do vậy, trường hợp di dời trạm có thể Nhà nước sẽ phải mua lại dự án trong điều kiện hiện nay thì không thể thực hiện được do ngân sách nhà nước hạn hẹp".

thu tuong dang giao danh gia vi tri bot t2 can tho lai tinh mo duong tranh Trạm BOT T2 trên QL91: Xác định số lượng xe thực tế đi qua trạm để giảm giá

Liên quan đến vụ việc tại trạm BOT T2 trên QL91, Tổng cục Đường bộ yêu cầu xác định số lượng xe thực tế qua ...

chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.