Tags

thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé

Tìm theo ngày
thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé

thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé

Ngoài phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và BLW (ăn dặm chỉ huy) thì thực đơn ăn dặm truyền thống cũng được nhiều mẹ Việt yêu thích lựa chọn nhờ cách nấu đơn giản, khẩu phần đa dạng và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Nguyên tắc thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé

Ăn dặm truyền thống là một phương pháp lâu đời và phổ biến ở Việt Nam. Khi bé đến giai đoạn ăn dặm mẹ sẽ nấu bột với rau, củ, thịt, cá xay nhuyễn. Ăm dặm truyền thống thường cho bé ăn nhiều chất béo, đạm trong giai đoạn tập ăn. Khi bé mọc răng sẽ chuyển sang ăn cháo.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm này là giúp bé tăng cân tốt, không gây hại cho hệ tiêu hóa. Việc nấu ăn dặm cho bé theo kiểu truyền thống được thực hiện với các bước khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, thời gian của người mẹ.

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé cần phải đa dạng và phụ thuộc theo từng độ tuổi, nên thường xuyên đổi món, đổi bữa để bé có thể làm quen được với nhiều loại thức ăn hơn..

Khi bé đạt từ 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé tập ăn dặm với các món bột như thịt heo, thịt gà, thịt bò, … các loại thực phẩm phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé, nấu ninh kỹ, rồi xay nhuyễn, lọc lại qua rây để thu được hỗn hợp loãng, mềm mịn và múc cho bé ăn từng thìa nhỏ để bé tập làm quen với thức ăn.

Từ 7 tháng tuổi trở lên, mẹ tập cho bé ăn các món tanh như cua, cá, lươn…để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của trẻ.

Từ 8 tháng tuổi, bé có thể tập ăn các món hải sản như tôm, ghẹ, ngêu…

Từ 9 tháng tuổi, mẹ nấu cháo hạt, cùng với thức ăn đã được xay nhuyễn.

Khi bé đạt trên 12 tháng tuổi, bé có thể ăn cơm với khẩu phần như người

lớn. Tuy nhiên, mẹ nên băm thức ăn ra để bé quen dần với thức ăn thô cũng như rèn luyện khả năng nhai.

Như vậy với sự đơn giản và nhanh gọn, thực đơn ăn dặm truyền thống được rất nhiều gia đình áp dụng cho con của mình, phù hợp thể trạng và nhu cầu phát triển của trẻ, giúp bé hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo tăng cân nhanh đều.

Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là khiến khả năng ăn thô của bé không tốt, bé biếng nhai.

Có thể nói, ăn dặm là một quá trình, hành trình quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tìm hiểu những kiến thức, kinh nghiệm về ăn dặm sẽ giúp mẹ chủ động hơn, xây dựng được thực đơn ăn dặm truyền thống và cách chế biến món ăn khoa học, đảm bảo dinh dưỡng.