Thương vụ huy động hàng nghìn tỉ kì lạ của doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát

Song song với việc dòng vốn hàng tỉ USD đổ về nhóm Vạn Thịnh Phát, các thông tin công bố gần đây cho thấy một số doanh nghiệp trong nhóm phát hành trái phiếu khủng có liên quan đến Khu phức hợp Sài Gòn - Ba Son.

Ngày 31/8, CTCP Đầu tư Quang Thuận phát hành 60 lô trái phiếu có kì hạn 60 tháng với tổng giá trị 6.000 tỉ đồng. Bản công bố thông tin không cho biết về lãi suất hay tài sản đảm bảo cho trái phiếu, cũng không rõ các bên thu xếp và trái chủ là ai.

Đây không phải là lần đầu tiên Quang Thuận hút về hàng nghìn tỉ đồng trái phiếu. Trước đó chỉ trong hai ngày 24 và 27/12/2018, doanh nghiệp này đã phát hành 4.500 tỉ đồng thông qua 31 lô lẻ.

Tương tự, thông tin chi tiết về các đợt phát hành đều là ẩn số. Chỉ đến khi doanh nghiệp tất toán 3.000 tỉ đồng trái phiếu vào ngày 21/10/2019, trái chủ của lô trái phiếu này mới được hé lộ là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).

Như vậy, trong giai đoạn 2018 - 2020, khoảng 10.500 tỉ đồng đã chảy về Quang Thuận. Trong khi đó, báo cáo tóm tắt tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2020 cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không có nhiều nổi bật trong những năm gần đây.

Lợi nhuận sau thuế trong nửa đầu năm nay của Quang Thuận ghi nhận 1,5 tỉ đồng, giảm 42% so với cùng kì. Nợ phải trả của doanh nghiệp tính đến ngày 30/6/2020, trước thời điểm huy động 6.000 tỉ đồng trái phiếu là trên 1.500 tỉ đồng.

Doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát tiếp tục hút dòng vốn nghìn tỉ - Ảnh 2.

(Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp từ HNX)

Những cổ đông họ "Trương" và thương vụ huy động vốn kì lạ

Quang Thuận được thành lập vào cuối tháng 3/2001. Ngoài Tổng Giám đốc Lâm Ngọc Đan Thi (dân tộc Chăm), cổ đông sáng lập của Quang Thuận còn có: Mohamed Lâm Minh Thông, Trần Thị Mai Trinh, Ngô Thanh Lan, Đặng Trịnh Thanh Phương, Nguyễn Văn Sa.

Trương Mễ là cổ đông của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (5%), Công ty TNHH Anh Vũ (50%), CTCP Tư vấn Đầu tư Sài Gòn Kiến Phú (20%), CTCP Emerald (15,33%), CTCP Thương mại Trans Pacific Partners (13,07%), CTCP Dịch vụ Đầu tư Đăng Cơ (9,92%).

Trương Chí Trung là cổ đông của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (5%) và CTCP Tư vấn Đầu tư Sài Gòn Kiến Phú (20%).

Trương Lập Hưng là cổ đông của Norah (20%), CTCP INN Saigon (80%), CTCP Emerald (28%).

Lâm Thị Hòa là cổ đông của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (5%), CTCP Dịch vụ Đầu tư Đăng Cơ (19,84%) và từng là cổ đông của CTCP Sài Gòn Kim Cương.

Phần lớn những cổ đông này còn nắm nhiều cổ phần tại các doanh nghiệp bất động sản có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Đơn cử như bà Lâm Ngọc Đan Thi sở hữu gần 45% vốn tại CTCP Đầu tư và Phát triển Sunny World, bà Đặng Trịnh Thanh Phương nắm 60% vốn tại CTCP Thiết kế và Trang Trí Nội thất Norah. 

Đầu tháng 3/2014, Quang Thuận công bố tăng vốn điều lệ từ 150 tỉ đồng lên 1.100 tỉ đồng. Đồng thời, chi nhánh của công ty được dời từ Trung tâm Lucky Plaza (38 Nguyễn Huệ) về tòa nhà Vạn Thịnh Phát tại số 193-203 Trần Hưng Đạo.

Không lâu sau đó, các cổ đông họ Trương và người liên quan cũng xuất hiện: Trương Mễ (4,82%), Trương Chí Trung (1,45%), Lâm Thị Hòa (1,45%), Trương Lập Hưng (0,96%), Trương Huệ Vân (0,96%).

Phần lớn số cổ phần còn lại của Quang Thuận thuộc về ba cá nhân gồm Ngô Thanh Lan (31,45%), Mohamed Lâm Minh Thông và Trần Thị Mai Trinh (29,05% mỗi người).

Sau lần tăng vốn hồi đầu năm 2019, tháng 3 năm nay Quang Thuận tiếp tục nâng vốn từ 1.610 tỉ đồng lên 2.610 tỉ đồng.

Doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát tiếp tục hút dòng vốn nghìn tỉ - Ảnh 4.

(Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp từ các báo cáo đăng kí thay đổi của doanh nghiệp)

Đến ngày 6/8, Quang Thuận thế chấp Thỏa thuận đặt cọc này tại tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

Điều trùng hợp, đây cũng là tài sản mà CTCP Dịch vụ - Thương mại TP HCM (Setra) đã thế chấp tại Techcombank vào đúng ngày ngày 6/8, sau khi Setra phát hành 31 lô trái phiếu với tổng giá trị 3.750 tỉ đồng.

Chưa hết, Thỏa thuận đặt cọc nhận chuyển nhượng dự án giữa Setra - Capitaland Tower và Quang Thuận - Capitaland đều diễn ra cùng ngày.

Những dữ liệu trên không khỏi đặt ra những hoài nghi về mối quan hệ giữa Quang Thuận - Setra, Setra - Vạn Thịnh Phát, cũng như những ẩn số về chủ mới của 8 lô đất tại Khu phức hợp Sài Gòn - Ba Son.

Một kịch bản có xem xét trong trường hợp này là Setra và Quang Thuận đã âm thầm sáp nhập hoặc Setra đã nắm quyền chi phối tại Quang Thuận.

Dòng vốn tỉ USD đổ về nhóm Vạn Thịnh Phát

Không chỉ riêng Quang Thuận, nhiều doanh nghiệp cùng nhóm liên tục phát hành trái phiếu kể từ năm 2018, hút về dòng vốn hàng tỉ USD. Trong khi đó, qui mô trái phiếu phát hành của các doanh nghiệp này đều cao hơn nhiều so với vốn điều lệ đăng kí.

Những trường hợp điển hình như CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông, thành viên của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã phát hành đến 25.000 tỉ đồng trái phiếu nhưng vốn điều lệ chỉ ở mức 9.000 tỉ đồng.

Hay như Norah đã phát hành 3.500 tỉ đồng trái phiếu nhưng vốn điều lệ chỉ 1.200 tỉ đồng, Sunny World phát hành 3.100 tỉ đồng trái phiếu, gấp đôi vốn điều lệ 1.500 tỉ đồng của doanh nghiệp).

Không có bất kì thông tin nào về các bên thu xếp dòng vốn khổng lồ này, cũng như trái chủ của những khoản nợ là ai, nhóm doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn này ra sao?

Doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát tiếp tục hút dòng vốn nghìn tỉ - Ảnh 6.

(Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp từ HNX)


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.