Tiềm ẩn rủi ro khi tham gia chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh được sử dụng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro biến động giá đối với các chứng khoán cơ sở nhưng bản thân nó cũng tiềm ẩn các rủi ro.

Nhận thức về rủi ro

Chứng khoán phái sinh (CKPS) có thể xem như một công cụ giống cổ phiếu, trái phiếu bình thường nhưng là đòn bẩy để tăng nhiều lần giá trị tài sản đầu tư. Mặc dù, đặc tính của CKPS là một công cụ phòng ngừa rủi ro nhưng giới chuyên gia lại đánh giá đây là một sản phẩm có thể rủi ro hơn so với đầu tư thông thường trên thị trường cơ sở bởi tính mới và tỉ lệ đòn bẩy cao.

tiem an rui ro khi tham gia chung khoan phai sinh
Nhà đầu tư nên nghiên cứu kĩ trước khi tham gia Chứng khoán phái sinh. Nguồn ảnh: PV.

Trước tiên, TTCKPS vẫn còn chưa linh hoạt trong khâu thủ tục. Nó sẽ gây khó khăn đến cả công ty chứng khoán (CTCK) và nhà đầu tư (NĐT) vì thủ tục mở thêm. Có nghĩa là NĐT sẽ phải lên CTCK để mở thêm một tài khoản khác để giao dịch chứng khoán phái sinh. Đối với khách hàng chưa có tài khoản chứng khoán (TKCK) cơ sở tại CTCK thì bắt buộc phải mở TKCK cơ sở trước sau đó mới được mở TK phái sinh. Rõ ràng về mặt thủ tục và công nghệ thì các CTCK sẽ phải làm thủ tục nhiều hơn. Còn NĐT sẽ mất thời gian hơn để có thể ngay lập tức tham gia thị trường.

Lợi thế của việc tham gia vào hợp đồng tương lai là NĐT có thể dùng đòn bẩy để mua hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, đây cũng là một con dao hai lưỡi. Nếu giá của hợp đồng tương lai biến động theo chiều hướng có lợi, nhà đầu tư sẽ ghi nhận một khoản lời lớn. Tuy nhiên, trong tình huống giá biến động theo chiều hướng bất lợi, nếu không ký quỹ bổ sung kịp thời, nhà đầu tư phải bắt buộc đóng bớt một phần hoặc toàn bộ vị thế đang nắm giữ. Tài khoản nhà đầu tư có thể sẽ ghi nhận một khoản lỗ lớn có thể cao hơn mức ký quỹ ban đầu mà nhà đầu tư đã nộp vào trước khi giao dịch, thậm chí mất trắng khoản kí quỹ ban đầu.

Ông Bạch An Viễn - Trưởng phòng phân tích CTCK KIS Việt Nam - nhận định, CKPS là công cụ phòng ngừa rủi ro nhưng đồng thời cũng là một công cụ đầu tư. Đương nhiên đầu tư thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro của nó. Bên cạnh đòn bẩy tài chính khá cao khiến cho NĐT dễ bị mất vốn thì rủi ro thị trường luôn hiện hữu. Nếu NĐT không dự đoán đúng xu hướng của thị trường, am hiểu rõ về cổ phiếu thì khả rủi ro là NĐT sẽ bị mất phí.

Khuyến nghị dành cho nhà đầu tư

Thông thường, tại nhiều thị trường quốc tế (ví dụ Hồng kông), NĐT trước khi mở tài khoản giao dịch sẽ được các CTCK cung cấp một bản Khuyến cáo các rủi ro (Risk Disclosure Statement) nhằm giúp nhà đầu tư nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn đối với từng loại CKPS trước khi đưa ra quyết định đầu tư, từ đó xác định được mức độ chịu đựng rủi ro của mỗi người.

Cách tốt nhất, NĐT vẫn phải có kiến thức cơ bản về đặc điểm, cơ chế hoạt động của từng loại cũng như thường xuyên tiếp cận tới những tư vấn của các CTCK. Bên cạnh đó, cũng nhằm mục đích hạn chế rủi ro phát sinh, TTCKPS thường đặt ra giới hạn vị thế đối với từng NĐT là số vị thế tối đa mà nhà đầu tư được quyền nắm giữ trong một thời điểm nhất định.

Tại Việt Nam, theo quy định hiện nay nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức bị giới hạn số vị thế nhất định và được quy định cụ thể trong từng hợp đồng CKPS trước khi được niêm yết và tổ chức giao dịch.

Ông Bạch An Viễn cũng đưa ra những khuyến nghị cho nhà đầu tư, trước khi tham gia vào TTCKPS, NĐT nên nghiên cứu kĩ sản phẩm trước hết phải có kiến thức vững về CKPS, am hiểu về thị trường vì CKPS liên quan đến tài sản cơ sở liên quan đến thị trường, các chỉ số cổ phiếu, trái phiếu … với khả năng dự báo, kiến thức am hiểu thị trường vững chắc sẽ giảm thiểu được rủi ro. Bên cạnh đó mức độ sử dụng đòn bẩy phải hết sức cân nhắc.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.