Tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đan Mạch

Hàng năm Đan Mạch vẫn phải nhập khẩu khoảng 2 tỉ USD thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu thủy sản.
Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang Đan Mạch - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Krogs Fiskerestaurant)

Đan Mạch có lợi thế để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nhờ có bờ biển dài, bao gồm cả Greenland và quần đảo Faroe. 95% sản phẩm của ngành được xuất khẩu. 

Theo EVFTA, EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong vòng ba năm; 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Đối với cá ngừ đóng hộp, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan là 11.500 tấn.

Theo thống kê năm 2019, Đan Mạch xuất khẩu 2,9 tỉ USD thủy sản; trong đó khoảng 77,5% được xuất sang các nước châu Âu. 

Với thu nhập bình quân đầu người và dịch vụ chính phủ cao, tiêu chuẩn sống của người dân Đan Mạch được xếp vào hàng các nước cao nhất thế giới. Theo thống kê năm 2018, 15% thu nhập được chi tiêu vào thực phẩm và đồ uống. 

Mặc dù vậy, bình quân một người dân Đan Mạch tiêu thụ 22,9 kg hải sản một năm, thấp hơn mức trung bình 25,1 kg của các nước EU. 

Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu thủy sản, Đan Mạch vẫn phải nhập khẩu khoảng 2 tỉ USD thủy sản mỗi năm.

Kim ngạch nhập khẩu hàng thủy sản của Đan Mạch giai đoạn 2017 - 2019

Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang Đan Mạch - Ảnh 2.

(Nguồn: ITC Trade Map. Đvt: nghìn USD)

Một số đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản tại Đan Mạch

Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang Đan Mạch - Ảnh 3.

(Nguồn: ITC Trade Map. Đvt: nghìn USD)


chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.