Tiến độ dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên 8.200 tỷ đồng tại TP HCM

Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên có chiều dài tuyến 31,46km, đi qua địa bàn 7 quận, huyện với tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng, với 10 gói thầu xây lắp.

Một đoạn dự án đang được triển khai thi công. (Ảnh: Hải Quân).

Theo TTĐT Đảng bộ TP HCM, ngày 17/2, đoàn công tác của UBND TP đã đi kiểm tra công trường và thăm công nhân thi công xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên có chiều dài tuyến 31,46km, đi qua địa bàn 7 quận, huyện với tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng, với 10 gói thầu xây lắp. Theo đó, xây  dựng tuyến kè bờ kênh, với tổng chiều dài tuyến 63 km; nạo vét kênh, với chiều dài tuyến kênh 31,5 km.

Đường giao thông hai bên bờ kênh, với chiều dài tuyến 63,4 km; công trình trên tuyến như xây dựng cống thoát nước; xây dựng 12 bến thuyền dọc tuyến; Xây dựng 3 cầu giao thông dọc tuyến; Xây dựng các nút giao thông dọc tuyến; Xây dựng hào kỹ thuật dọc tuyến. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước mưa; Hệ thống chiếu sáng; Xây dựng cải tạo cảnh quan dọc tuyến…

Báo cáo với đoàn kiểm tra, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM cho biết, toàn dự án cần 1,8 triệu m3 cát san lấp nhưng đang gặp khó do biến động thị trường.

Theo tiến độ thi công các hạng mục công trình, đến tháng 12/2023 triển khai đào nền hạng mục đường giao thông, hạng mục hệ thống thoát nước, hạng mục hào kỹ thuật và hạng mục nạo vét lòng kênh.

Tuy nhiên, pháp lý về bãi tiếp nhận đất đào dư của dự án vẫn chưa được phê duyệt. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP kiến nghị Sở Tài Nguyên và Môi trường sớm xem xét tham mưu trình UBND TP chấp thuận bãi đổ bùn của dự án để chủ đầu tư có cơ sở pháp lý triển khai thi công các hạng mục công trình như đào nền đường, hố móng hào kỹ thuật, hệ thống thoát nước đáp ứng tiến độ hoàn thành dự án.

Sau khi nghe báo cáo của chủ đầu tư, Chủ tịch UBND TP HCM, ông Phan Văn Mãi khẳng định, TP sẽ hỗ trợ tiếp cận dễ hơn với nguồn cát, nhưng nhà thầu phải có trách nhiệm và chủ động lên giải pháp cụ thể.

Cụ thể, trong tháng 2/2024, giao chủ đầu tư chủ trì lập lại kế hoạch thi công trên tinh thần rút ngắn tiến độ. Phấn đấu hoàn thành dự án trước ngày 30/4/2025, lãnh đạo cho rằng, các đơn vị làm nhanh nhưng phải chú ý chất lượng công trình.

Đối với dự án phát sinh tái lấn chiếm của người dân sau khi đã giải phóng mặt bằng, lãnh đạo đề nghị Chủ tịch UBND 7 quận, huyện liên quan cần phải đảm bảo mặt bằng không để lấn chiếm; nhưng hơn hết, nếu dự án làm nhanh thì sẽ không xảy ra tái lấn chiếm.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.