Tiến sĩ sư phạm: 'Nhiều giáo viên mầm non nhận mình là ôsin, vú em'

Theo các đại biểu, người thầy đúng nghĩa phải nhận thức là trí thức, có tầm nhìn, khát khao cống hiến, không vụ lợi cá nhân. 

Tại tọa đàm Định vị hình ảnh người thầy do trường THPT Nguyễn Du (TP HCM) tổ chức chiều 21/8, TS Nguyễn Thị Bích Hồng (Đại học Sư phạm TP HCM) kể, trong lần đứng lớp tập huấn cho giáo viên mầm non, nhiều người tự nhận mình là ôsin, vú nuôi khi được hỏi "bạn là ai?".

"Phần lớn họ là những giáo viên có thâm niên, đạt được những thành tích nhất định trong công tác dạy học, đang trong diện thăng hạng nghề nghiệp. Định vị bản thân mình như vậy thì trách sao nhiều người cư xử với trẻ em hết sức thô thiển", bà Hồng bày tỏ.

Theo bà Hồng, giáo viên mầm non là người dạy học - tức là một nhà giáo dục. Chữ "thầy" đúng nghĩa không cho phép ai đó tự cho mình là "thợ dạy" mà phải luôn nhận thức bản thân là trí thức, có tầm nhìn, khát khao cống hiến, không vụ lợi cá nhân.

"Giáo viên phải thể hiện chất trí thức của mình qua việc phản biện xã hội và tiên phong sáng tạo. Nhiều giáo viên chưa định vị đúng bản thân dẫn đến hình ảnh người thầy bị giảm sút", bà phân tích.

tien si su pham nhieu giao vien mam non nhan minh la osin vu em

TS Nguyễn Thị Bích Hồng chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Yến Nhi.

Hiện, số lượng học sinh muốn vào ngành sư phạm mỗi lúc một giảm, song theo bà Hồng điều này không đáng lo, bởi quan trọng là có tuyển đúng người hay không.

Nhiều sinh viên sư phạm cho biết cha mẹ ở quê không muốn con làm ruộng, vào sư phạm vì được miễn học phí, ra trường được làm thầy hoặc có người vào ngành này vì điểm thấp dễ vào.

"Tất cả đều không phải là động cơ ban đầu mà giảng viên mong đợi từ một người giáo viên tương lai", bà nói và khẳng định, điểm đầu vào ngành sư phạm càng cao càng tốt nhằm sàng lọc người giỏi đưa vào trường sư phạm. Đầu vào chật vật mấy năm đầu nhưng sau đó sản phẩm đầu ra sẽ chất lượng.

Bà cũng ủng hộ thu nhập cao cho giáo viên vì hình ảnh này sẽ có tính thuyết phục cho xã hội và nâng cao vị thế của nghề. "Nhưng tất nhiên thu nhập chỉ nên là điều kiện cần, điều kiện đủ phải là nhận thức nghề này thiêng liêng, không đơn thuần là công việc kiếm sống", bà nêu quan điểm.

Giáo viên phi chp nhn hc sinh giỏi hơn mình

Cô Nguyễn Thị Hoa Hồng (giáo viên Vật lý) chia sẻ, trong một tiết dạy đã có học sinh trình bày cách giải hay và ngắn gọn hơn mình. Cô có chút xấu hổ nhưng sau đó nhận ra bản thân đã học được cách giải mới từ học trò.

"Phải chấp nhận những học trò giỏi hơn mình và học hỏi từ chính các em. Để từ đó mình tích cực trau dồi kiến thức và sáng tạo hơn trong cách dạy", cô Hồng nói.

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du) cho rằng, giáo viên nên chấp nhận thực tế sẽ có học sinh giỏi hơn mình để mạnh dạn thay đổi cách đánh giá học sinh. Chẳng hạn, thầy cô phải linh hoạt trong cách chấm điểm, không nên nhất quyết chỉ theo ý mình.

tien si su pham nhieu giao vien mam non nhan minh la osin vu em

Cô giáo tiểu học tại TP HCM hướng dẫn học sinh làm quen lớp 1. Ảnh: Mạnh Tùng.

Cùng chủ đề trên, TS Bùi Trân Phượng (nguyên Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen) quan niệm, người thầy không nên cho mình là người trao kiến thức mà họ là người tạo môi trường tốt nhất cho người học phát triển. Khi học sinh có nhiều góc nhìn mới lạ, giáo viên cần dành sự quan tâm và cổ vũ cần thiết cho những ý tưởng đó.

tien si su pham nhieu giao vien mam non nhan minh la osin vu em TP.HCM dành 220 tỉ đồng hỗ trợ giáo viên mầm non

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, tổng dự toán kinh phí hỗ trợ thu nhập cho giáo viên mầm non năm 2018 xấp xỉ ...

tien si su pham nhieu giao vien mam non nhan minh la osin vu em Nhiều cựu giáo chức mầm non phải gom từng cọng rau, hạt lúa khi về già

“Có cô giáo mầm non đã ngoài tuổi 70 còn phải lao động, gom từng cọng rau, hạt lúa để tự nuôi sống hàng ngày. ...

chọn
Đấu giá đất bất thường tại Hà Nội: Cần làm rõ hành vi và động cơ trục lợi hay phá hoại?
Liên tiếp các phiên đấu giá đất bất thường xảy ra tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu với cơ quan chức năng liên quan trong việc cần làm rõ hành vi và động cơ trục lợi hay phá hoại?