Tiếng Anh liên kết: Chiết khấu tới 20% là khó chấp nhận

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, học phí liên kết ký với các trung tâm Tiếng Anh hiện nay là giá đã được đàm phán, thậm chí ép xuống đến mức thấp nhất. Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, chương trình dạy học liên kết với trường công mà vẫn có chiết khấu phần trăm, thậm chí chiết khấu cao là điều khó có thể chấp nhận.
tieng anh lien ket chiet khau toi 20 la kho chap nhan

Cơ sở vật chất trường công do Nhà nước đầu tư, bởi vậy việc các Trung tâm Tiếng Anh liên kết chiết khấu tỷ lệ phần trăm cao là điều khó chấp nhận. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Ảnh: N.Hà.

Ông Phạm Xuân Tiến cho biết, khi có đề án 2020, Hà Nội cũng như các địa phương khác rất quan tâm vấn đề bổ trợ hai kỹ năng nghe nói cho học sinh. Chương trình liên kết với các trung tâm tiếng Anh vào trường dạy cho học sinh chính là tăng cường hai kỹ năng đó. Ông Tiến cho rằng, sau nhiều năm dạy học tiếng Anh liên kết, đã thấy rõ hiệu quả vì học sinh đã giao tiếp được, nói được. Điều này được khẳng định qua việc hằng năm, Sở GD&ĐT Hà Nội lấy ngẫu nhiên 20% học sinh để kiểm tra.

Ông Tiến khẳng định, chuyện liên kết với trung tâm nào là sự lựa chọn của nhà trường. Phần trăm chiết khấu là thỏa thuận giữa trường và trung tâm.Vì thế, Sở không nắm cụ thể mức chiết khấu của từng trung tâm đối với các trường. Theo ông Tiến, trường hỗ trợ cho trung tâm nhiều thì chiết khấu như thế nào để nhà trường chi trả các hoạt động hỗ trợ đó. Số tiền chiết khấu sẽ được chi thông qua quy chế chi tiêu nội bộ. Ví như, chi cho cơ sở vật chất, tiền điện nước, phí quản lý của ban giám hiệu, giám sát của giáo viên...

Cơ sở vật chất của Nhà nước, vì sao chiết khấu?

Trước câu hỏi, khi đã có cơ chế như vậy, liệu có hay không chuyện nhà trường và trung tâm sẽ bắt tay vì lợi ích chiết khấu hơn là quan tâm đến chất lượng dạy học, ông Tiến nói: Nếu ở lĩnh vực kinh tế, ai cũng có thể suy luận như vậy. Quan điểm của Sở GD&ĐT, trường học liên kết với đơn vị nào phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định. Phụ huynh cũng hiểu đây là chương trình tự nguyện tích cực, phải thấy được hiệu quả, ý nghĩa của nó mới cho con học. Không phải cho con học theo phong trào.

Ông Tiến tâm tư, khi chương trình mới đưa vào nhà trường, Sở đã ngồi lại với các trung tâm phân tích tỉ mỉ và đàm phán mức giá phải thấp nhất để nhiều học sinh được tham gia. Khi đó, có đơn vị chỉ đưa giá 50.000 đồng/tháng, tuy nhiên đó là trung tâm giáo viên người Việt dạy. Sau này, khi triển khai với giáo viên nước ngoài, chi phí cao hơn nên giá như hiện nay đã là giá thấp nhất có thể.

GS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định, việc đưa chương trình liên kết vào trường học để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho học sinh là cần thiết. Tuy nhiên, khi đã dạy liên kết, các bên phải đàm phán làm sao được mức giá tốt nhất cho tất cả học sinh đều được học. Còn để một mức giá, rồi chiết khấu phần trăm thì phải làm rõ chỗ này. Theo GS Nhĩ, nếu khoản chiết khấu này được sử dụng minh bạch vào những việc có ý nghĩa, như nộp học phí cho những em có nhu cầu nhưng không có điều kiện theo học. Còn nếu lãnh đạo chia nhau theo phần trăm là điều không chấp nhận được.

TS Phạm Tất Dong, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, nói rằng, ông không đồng tình với chương trình dạy học ngoại ngữ hiện nay, lên tới lớp 3, học sinh mới được học ngoại ngữ. Có chương trình, phải đầu tư giáo viên, cơ sở vật chất để cho trẻ làm quen và học tiếng Anh sớm hơn, chứ không phải đi thuê, liên kết như đang làm.

Khi liên kết, ông cũng bất ngờ với việc chiết khấu của các trung tâm ngoại ngữ cho nhà trường. phân tích: “Cơ sở vật chất đã được Nhà nước đầu tư, trung tâm liên kết đưa giáo viên, giáo cụ của họ vào trường dạy học. Vậy tại sao có khoản 5% chi cho ban giám hiệu, 10% chi cho những phần việc khác, cần phải xem lại. Có trường được chiết khấu lên tới 20% nhân với số học sinh lên tới hàng nghìn thì số tiền này không hề nhỏ”.

Theo TS Dong, khi nhà trường đã được chiết khấu, sẽ nảy sinh việc quan tâm đến số lượng người học càng nhiều càng tốt. Nếu nhà trường được chiết khấu tới 20% thì có nghĩa học sinh phải chịu thêm 20%, nếu không, con số này được giảm vào tiền học sẽ tốt hơn cho học sinh và phụ huynh.

Theo GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội, về bản chất, việc học liên kết này không phải là chính khóa. Vì thế, nhà trường chỉ đại diện cho phụ huynh thỏa thuận với các trung tâm để bàn về các điều kiện. Liên quan tiền học, chiết khấu cũng đều nằm trong quyền lợi của phụ huynh nên phụ huynh phải tìm hiểu để có ý kiến của mình.
tieng anh lien ket chiet khau toi 20 la kho chap nhan Lùm xùm 'Tiếng Anh liên kết': Tiền chiết khấu được chi như thế nào?

Theo đề án liên kết dạy học ngoại ngữ, liệt kê khá cụ thể mức chi 80% trên tổng tiền thu của học sinh, trong ...

tieng anh lien ket chiet khau toi 20 la kho chap nhan Tiếng Anh liên kết: Trường hưởng chiết khấu, trung tâm lo 'rút tiền'

Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ, Hà Nội, cho rằng nếu không kiểm soát, trung tâm ngoại ngữ sẽ "rút tiền" bằng cách đưa "Tây ...

tieng anh lien ket chiet khau toi 20 la kho chap nhan Trường Tiểu học Chu Văn An lý giải việc đưa Tiếng Anh liên kết vào lịch học của trẻ

Lãnh đạo Trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội) đã lý giải việc đưa Tiếng Anh liên kết vào lịch học chính ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.