Tiếp nhận yêu cầu rà soát CBPG thép phủ màu từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép phủ màu xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc phải được điền đầy đủ và nộp trực tiếp tới Cơ quan điều tra, trước 17h00 ngày 24/10 (theo giờ Hà Nội).

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 24/10/2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3198/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Điều 82 Luật Quản lí ngoại thương số 05/2017/QH14 qui định: “sau 1 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền quyết định rà soát vụ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo đề nghị của một hoặc nhiều bên liên quan trong vụ việc điều tra và trên cơ sở xem xét các bằng chứng do bên đề nghị cung cấp”.

Điều 58 Nghị định 10/2018/NĐ-CP qui định: “trong thời hạn 60 ngày trước khi kết thúc 1 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức hoặc quyết định mới nhất về kết quả rà soát biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, các bên liên quan theo qui định tại Điều 59 của Nghị định này có thể nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát, trừ trường hợp thời hạn nộp hồ sơ ít hơn 9 tháng tính đến thời hạn Bộ trưởng Bộ Công Thương phải quyết định có tiến hành rà soát cuối kì biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay không”

Các bên liên quan theo qui định tại Điều 74 Luật Quản lí ngoại thương số 05/2017/QH14 có quyền nộp hồ sơ yêu cầu rà soát theo hướng dẫn lập hồ sơ đính kèm thông báo này. 

Phạm vi đề nghị rà soát bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nội dung sau phạm vi hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống bán phá giá; biên độ bán phá giá đang áp dụng đối với một hoặc một số doanh nghiệp nước ngoài cụ thể; thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Sau khi kết thúc thời hạn rà soát, căn cứ vào kết luận điều tra, Cục Phòng vệ thương mại sẽ kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương một trong các phương án như tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo qui định hiện hành; và/hoặc điều chỉnh biện pháp chống bán phá giá tương ứng với kết quả rà soát; hoặc chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại việc tiến hành các thủ tục liên quan đến quá trình rà soát sẽ không gây cản trở tới việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đang có hiệu lực.

Hồ sơ theo hướng dẫn phải được điền đầy đủ và nộp trực tiếp tới Cơ quan điều tra, trước 17h00 ngày 24/10/2020 (theo giờ Hà Nội).

Trước đó, theo Quyết định số 3198/QĐ-BCT mức thuế CBPG được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép phủ màu của Trung Quốc là từ 2,53 - 34,27% và của Hàn Quốc là từ 4,71% - 19,25%.

Khi quyết định áp dụng biện pháp CBPG, Bộ Công Thương đã xem xét, cân nhắc ý kiến của các bên liên quan trong vụ việc và các cơ quan nhà nước có liên quan khác cũng như dựa trên thông lệ áp dụng của nhiều nước thành viên khác của WTO. 

Theo đó, đối với lượng hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch của biện pháp tự vệ, sẽ chỉ áp dụng mức thuế CBPG tương ứng của từng doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nước ngoài. 

Đối với lượng hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch của biện pháp tự vệ, sẽ so sánh giữa mức thuế CBPG và thuế ngoài hạn ngạch tự vệ và sử dụng mức thuế nào cao hơn. Việc áp dụng này nhằm loại bỏ tình trạng đánh thuế 2 lần đối với các doanh nghiệp nhập khẩu.

Bên cạnh đó, đối với các sản phẩm thép phủ màu đặc biệt mà hiện tại ngành sản xuất trong nước chưa sản xuất được như các sản phẩm PCM, VCM dùng để sản xuất các mặt hàng điện lạnh và điện tử gia dụng, các sản phẩm PVDF dùng cho các nhà máy nhiệt điện, và một số sản phẩm đặc biệt khác... được miễn trừ áp dụng biện pháp CBPG, việc miễn trừ này được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể nêu trong Thông báo gửi kèm Quyết định 3198/QĐ-BCT.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.