Hàng không là một ngành đặc thù, vì vậy ít ai biết về mức thu nhập của đội ngũ phi công đang được hưởng từ những cơ chế của ngành.
Cụ thể, thu nhập theo tháng của phi công có tới 12 yếu tố cấu thành, gồm: Tiền lương chức danh, tiền lương hiệu quả, tiền lương kiêm nhiệm, sản phẩm theo chặng bay, giảng dạy, an toàn hàng không, vượt giờ mức, bay khai thác trong ngày của tuần nghỉ, tiền ăn định lượng, điện thoại và văn phòng phẩm, phụ cấp lưu trú trong nước, phụ cấp tiền ăn tại nước ngoài.
Đối với thu nhập theo năm của phi công được tính theo danh mục tiền lương bổ sung (tháng lương thứ 13…); tiền lương theo mức vào những ngày lễ, Tết, tiền lương; tiền lương từ quỹ khen thưởng (nếu có).
Phi công Vietnam Airlines đang có mức thu nhập mà nhiều người phải mơ ước! |
Theo nguồn tin riêng của PV Dân trí, mức thu nhập trước thuế cao nhất của một số phi công Vietnam Airlines trong tháng 7/2018 dao động từ 62 triệu đồng đến gần 300 triệu đồng/tháng (tùy theo vị trí công tác, chức danh, thâm niên, loại máy bay và giờ bay).
Đáng chú ý, mức thu nhập cao nhất được tiết lộ thuộc nhóm phi công giáo viên đào tạo, huấn luyện ở dòng máy bay Airbus 321 lên tới hơn 290 triệu đồng/tháng, máy bay Airbus 350 là hơn 286 triệu đồng/tháng, máy bay Boeing 787 là hơn 252 triệu đồng/tháng, thấp nhất là giáo viên đào tạo dòng máy bay ATR với gần 230 triệu đồng/tháng.
Đối với đội ngũ phi công khai thác, cơ trưởng lái máy bay Airbus 350 có mức thu nhập trước thuế trong tháng 7/2018 là hơn 279 triệu đồng, cơ trưởng lái máy bay Airbus 321 là hơn 270 triệu đồng/tháng, Boeing 787 là hơn 262 triệu đồng/tháng, thấp nhất là cơ trưởng lái máy bay ATR 72 có mức thu nhập là 161 triệu đồng/tháng. Tương ứng với vị trí cơ phó, mức thu nhập cao nhất là hơn 153 triệu đồng/tháng và thấp nhất là 62,4 triệu đồng/tháng.
Dù chưa thống kê đầy đủ mức thu nhập của tất cả phi công tại Vietnam Airlines, nhưng những con số “khủng” của nhóm phi công nói trên là mơ ước của nhiều rất nhiều người.
Ứng với mức thu nhập “khủng” được nhận, phi công Vietnam Airlines cũng phải chịu tác động của những quy định rất ngặt nghèo từ hãng bay và nhà chức trách hàng không.
Đơn cử như trường hợp của phi công Trần Hải Đông - đội bay Airbus 350 thuộc Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines.
Mới đây, phi công Trần Hải Đông gửi văn bản tới Bộ Giao thông vận tải (GTVT) bày tỏ việc muốn rời Vietnam Airlines nhưng lại “vướng” nhiều điều kiện đã giao kết khó “gỡ”, những ràng buộc được cho là quá khắt khe.
Theo phi công Trần Hải Đông, Vietnam Airlines yêu cầu phải bồi hoàn cho hãng chi phí đào tạo ban đầu, muốn chấm dứt hợp đồng phải báo trước 120 ngày, Cục Hàng không không chấp nhận chuyển đổi nhà khai thác khi chưa chấp dứt hợp đồng…
Trong văn bản giải thích tới phi công Trần Hải Đông, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định, việc không chấp thuận việc phi công chuyển đổi nhà khai thác khi chưa chấm dứt hợp đồng lao động, chưa bồi hoàn chi phí là do những vấn đề đặc thù ngành.
Quy định này là hoàn toàn phù hợp, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong chuỗi hoạt động khai thác hàng không liên quan đến yếu tố con người, tránh phát sinh kiện tụng tranh chấp không cần thiết và đảm bảo quản lý chuyên ngành của cơ quan có thẩm quyền…
Về phía hãng bay, ông Dương Trí Thành - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines - thông tin: Việc thu hồi chi phí đào tạo đối với các phi công đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn được thực hiện theo các quy định liên quan đến trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo và mức phải bồi hoàn.
“Phải bồi hoàn do phi công phá vỡ cam kết làm việc sau đào tạo, điều này được quy định cụ thể tại Bộ Luật Lao động, Bộ Luật Dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo phi công đã giao kết với Vietnam Airlines.
Các phi công đã biết rõ và đồng ý với nội dung này khi giao kết hợp đồng lao động và hợp đồng đào tạo.” - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết.
Lên tiếng về "lùm xùm" đào tạo phi côngMới đây, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương đã đề cập tới việc đào tạo và chất lượng đầu vào của phi công Vietnam Airlines, quá trình tuyển dụng có tiêu cực… Về việc này, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cũng lên tiếng chính thức. Theo ông Dương Trí Thành, hãng hiện có 1.138 phi công, bao gồm 853 phi công Việt Nam và 285 phi công nước ngoài. Tất cả các phi công khi được tuyển dụng đều phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, trình độ tiếng Anh, các bài kiểm tra sát hạch đầu vào chặt chẽ và minh bạch; Được đào tạo bài bản theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế và Cục Hàng không Việt Nam, đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn bay với bằng cấp được quốc tế công nhận.
Ông Dương Trí Thành dẫn chứng, từ năm 2016 đến nay có 712 lượt học viên và phi công được kiểm tra đánh giá để đi huấn luyện chuyển loại và nâng cấp, nhưng đã có 130 lượt người bị trượt. Sau khi được lựa chọn và cử đi huấn luyện chuyển loại và nâng cấp, trong số 404 học viên và phi công, đã có 8 người phải dừng huấn luyện do không đạt chất lượng đầu ra. “Việc lựa chọn các học viên, phi công đi huấn luyện và việc đánh giá, kiểm tra được thực hiện công khai, chặt chẽ, đảm bảo chất lượng đầu ra. Chính sách, quy trình lựa chọn và huấn luyện đào tạo phi công của Vietnam Airlines là rõ ràng, minh bạch. Khi phát hiện các sai phạm trong các quá trình này, Vietnam Airlines sẽ xử lý nghiêm minh theo quy định nội bộ và quy định của pháp luật” - ông Thành cho hay. |
Có hay không chuyện Vietnam Airlines tự lắp thêm ghế ở lối thoát hiểm?
Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng Vietnam Airlines cố tình lắp thêm ghế ở lối thoát hiểm để tận thu. |
Tránh bão số 4, Vietnam Airlines và Jetstar Pacific điều chỉnh giờ bay thế nào?
Vietnam Airlines và Jetstar Pacific đã điều chỉnh giờ khởi hành nhiều chuyến bay do ảnh hưởng của bão số 4. |
Cục hàng không từ chối đề xuất tăng giá vé của ba 'ông lớn' hàng không
Sau khi hãng hàng không Jetstar Pacific đề xuất tăng giá vé lên 25%, Cục Hàng không Việt Nam đã đề nghị trong năm 2018, ... |