Tin mới nhất vụ Cục Cạnh tranh điều tra Grab mua Uber

Liên quan đến thương vụ "thâu tóm" Uber, phía GrabTaxi vẫn chưa cung cấp căn cứ chứng minh thị phần kết hợp thấp hơn 30%.
tin moi nhat vu cuc canh tranh dieu tra grab mua uber
Từ 23h59 ngày 08 tháng 4 năm 2018, Uber đã chính thức chấm dứt hoạt động của ứng dụng Uber tại Việt Nam. Ảnh: Di Linh

Như chúng tôi đã đưa tin, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã quyết định điều tra sơ bộ vụ việc Grab mua lại các hoạt động của Uber tại thị trường Việt Nam.

Cụ thể, đơn vị này căn cứ trên cơ sở kết quả làm việc với đại diện hợp pháp của Uber, Grab tại Việt Nam và Khoản 2 Điều 86 Luật Cạnh tranh năm 2004.

Cũng theo Cục Cạnh tranh, thời gian điều tra sơ bộ là 30 ngày kể từ ngày có quyết định.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Điều 86 Luật Cạnh tranh năm 2004 có nêu rõ: "Điều 86. Điều tra sơ bộ: Việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh trong những trường hợp sau đây:

1. Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý;

2. Cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật này".

Điều này cho thấy, việc quyết định điều tra sơ bộ của Cục Cạnh tranh được tiến hành sau khi làm việc với Uber, Grab và "phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định".

Đáng chú ý là trước đi, khi Cục Cạnh tranh yêu cầu cung cấp thông tin về thương vụ mua Uber với hạn chót là 3/4, nhưng đến ngày 5/4, phía GrabTaxi mới có văn bản trả lời.

Trong khi đó, văn bản của GrabTaxi cho biết thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường liên quan tại Việt Nam được xác định là thấp hơn 30%.

Chính vì vậy, GrabTaxi cho rằng các bên tham gia giao dịch nêu trên không phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh. Nhưng khi làm việc với Cục Cạnh tranh ngày 6/4, GrabTaxi lại không đưa ra được căn cứ chứng minh.

Bên cạnh đó, khi trả lời chúng tôi, đại diện của Grab Việt Nam tiếp tục khẳng định "sẽ cung cấp thông tin để thể hiện việc thị phần kết hợp thấp hơn 30%".

tin moi nhat vu cuc canh tranh dieu tra grab mua uber
Tài xế Grab chứng kiến cảnh đồng nghiệp chia tay Uber. Ảnh: Di Linh

Trong một diễn biến khác liên quan, trao đổi với chúng tôi ngày 14/4, một lãnh đạo của Cục Cạnh tranh cho biết đơn vị này quyết định điều tra sơ bộ thương vụ Grab mua lại các hoạt động của Uber tại thị trường Việt Nam từ hôm qua.

"Hiện GrabTaxi vẫn chưa cung cấp căn cứ chứng minh thị phần kết hợp với Uber ở thị trường liên quan tại Việt Nam thấp hơn 30%", vị này cho biết thêm.

Về thương vụ nêu trên, sau khi Grab công bố thông tin về việc mua lại hoạt động kinh doanh của Uber ở Đông Nam Á, phía Singapore đã yêu cầu việc sáp nhập tạm hoãn đến gày 18/4 để điều tra xem thương vụ này có phát sinh tình trạng độc quyền hay không.

Ngày 2/4, Ủy ban Cạnh tranh Philippines cũng tuyên bố tiến hành điều tra vụ sáp nhập nêu trên. Và Malaysia cũng có tuyên bố tương tự.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh, trường hợp thị phần kết hợp của các bên chiếm từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan mà không thông báo cho cơ quan cạnh tranh trước khi thực hiện, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế sẽ bị phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Nếu vượt quá 50% thì giao dịch có khả năng bị cấm thực hiện.
tin moi nhat vu cuc canh tranh dieu tra grab mua uber Điều tra sơ bộ vụ Grab mua Uber tại thị trường Việt Nam

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng quyết định điều tra sơ bộ vụ việc Grab mua lại các hoạt động của Uber ...

tin moi nhat vu cuc canh tranh dieu tra grab mua uber Lời 'cám ơn Uber, Grab' giữa nghi án phạm luật, độc quyền

Giữa nghi án phạm luật, độc quyền sau thương vụ mua Uber ở Đông Nam Á, đại diện một đơn vị cung cấp ứng dụng ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.