Cử tri tỉnh Bạc Liêu cho rằng việc thực thi tinh giản biên chế chưa đồng bộ, ở Trung ương thì 'phình ra' trong khi địa phương thì siết chặt lại. Ảnh minh họa: Vov |
Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, cử tri tỉnh Bạc Liêu kiến nghị có kiến nghị rằng hiện nay việc thực thi chính sách tinh giản biên chế chưa đồng bộ.
Cụ thể, đối với cán bộ, công chức Trung ương thì "phình ra", còn ở địa phương thì siết chặt lại. Một cán bộ, công chức kiêm nhiều chức vụ khác nhau, dẫn đến quá tải trong công việc, gây ức chế tâm lý, trong khi đó lương cơ sở lại quá thấp.
Liên quan đến nội dung trên, Bộ Nội vụ cho biết, thực hiện chủ trương tinh giản biên chế của Bộ Chính trị, chính sách tinh giản biên chế của Chính phủ và kế hoạch tinh giản biên chế Thủ tướng Chính phủ, tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành, địa phương) đã tổ chức triển khai thực hiện.
Theo đó, năm 2016 và năm 2017 đã thực hiện giảm biên chế công chức mỗi năm bằng 1,5% so với tổng số biên chế công chức được giao năm 2015 ở tất cả các Bộ, ngành, địa phương.
Đồng thời, để đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017, trong đó đã chỉ đạo từ nay đến năm 2021, mỗi năm Bộ, ngành, địa phương thực hiện giảm từ 1,5% đến 2% biên chế công chức, biên chế sự nghiệp được giao năm 2015.
"Như vậy, việc tinh giản biên chế không có phân biệt giữa Trung ương và địa phương", Bộ Nội vụ nhấn mạnh.
Về chế độ kiêm nhiệm và mức lương cơ sở đối vói cán bộ, công chức về chế độ kiêm nhiệm công việc của cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ cho biết việc này phụ thuộc vào vị trí việc làm của cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức quyết định.
Về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức từ ngày 01/7/2017 đã được điều chỉnh tăng từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng, tăng thêm 7,44%, cao hơn chỉ số giá tiêu dùng của tháng 6 năm 2017 so với tháng 4 năm 2016 (khi thực hiện mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng), theo đó, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang cũng được tăng tương ứng với mức điều chỉnh mức lương cơ sở này.
"Đây là sự cố gắng của Nhà nước trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng này vẫn còn thấp so với yêu cầu của người hưởng lương.
Trong những năm tiếp theo, căn cứ vào mức tăng chỉ số giá tiêu dùng và tình hình thực tế, Chính phủ sẽ xem xét trình Quốc hội quyết định việc điều chỉnh tiền lương cho phù hợp trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm", Bộ Nội vụ thông tin.
Đề xuất “giảm 10 tỉnh”: Kiểu gì cũng dễ thành nhiều “phe”!
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng phân tích, hiện chưa thấy chứng cứ nào cho thấy việc sáp nhập để ... |