Nằm trong các tỉnh đang phát triển và có sức hút tại khu vực Tây Nam Bộ, ẩn mình sau vẻ chân quê, bình dị là một thành phố Bạc Liêu đang chuyển mình về du lịch.
Nếu Bạc Liêu trong kí ức xưa của nhiều người chỉ là nơi có nhiều giai thoại về ngôi nhà cổ của Công tử Bạc Liêu thì bây giờ, hàng loạt những công trình mới, điểm check-in mới đã và đang dần xuất hiện.
Địa chỉ: Ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu (cách trung tâm TP Bạc Liêu chỉ 6 km).
Đây là một trong điểm nổi tiếng nhất tại thành phố này và cũng là ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo nhất tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Ngoài việc cảm nhận không gian văn hoá đặc biệt tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, du khách còn có thể lưu giữ những tấm hình kỉ niệm đầy màu sắc. (Ảnh: Vietnamnet)
Người dân Bạc Liêu rất tự hào về công trình kiến trúc này khi nơi này luôn hấp dẫn du khách ghé đến thành phố.
Ngôi chùa này đã có thâm niên gần 160 năm tuổi khi bắt đầu xây dựng từ năm 1860 và từng trải qua một lần trùng tu vào năm 2001 để tạo dựng nên vẻ ngoài đặc sắc mới. Tuy nhiên, nơi đây chưa bao giờ là cũ trong mắt du khách vì mỗi lần ghé bạn sẽ tìm thấy nhiều điều mới mẻ từ văn hoá, kiến trúc và cả những bức ảnh kỉ niệm thú vị.
Bước vào không gian rộng lớn với diện tới hơn 420 m2, ngôi chùa Ghositaram sẽ khiến bạn choáng ngợp về kiến trúc, những cột trụ chạm khắc tinh xảo và hàng loạt bức tranh phù điêu mô tả điển tích của Đức Phật từ lúc sơ sinh cho đến khi thành đạo.
Những tòa tháp phía trên đầu chánh điện được xây dựng, trang trí rất công phu theo phong cách kiến trúc Khmer
Thời gian mở cửa của ngôi chùa này là từ 7h đến 19h hàng ngày. Du khách có thể tham quan tự do mà không lo ngại bất kì chi phí nào.
Tới chùa Ghositaram, du khách sẽ có nhiều lựa chọn để có bức ảnh đáng giá lưu giữ trong sổ tay du lịch tại Bạc Liêu. (Ảnh: @lehatruc, @vantuan_bui, @_banana.24)
Mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẻ đẹp, sự kì bí và màu sắc của ngôi chùa Khmer này đã kích thích thị giác của giới trẻ du lịch hiện tại. (Ảnh: @hao_ng_, @male_rabbittttt)
Địa chỉ: Chùa Xiêm Cán nằm ở xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu. Vị trí chùa cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 10 km về hướng Đông Nam.
Từ trung tâm thành phố Bạc Liêu bạn đi đường Cao Văn Lầu thẳng khoảng 5 km, đến ĐT31 thì rẽ trái khoảng 6 km.
Cùng với Ghositaram, chùa Xiêm Cán cũng được xếp vào danh sách những kiến trúc đặc sắc, đẹp nhất của người Khmer ở Nam Bộ có tuổi đời dài hơn một thế kỉ.
Được xây dựng từ đầu thế kỉ 20 nên chùa Xiêm Cán vẫn mang trong mình hơi hướng đặc trưng thời Angkor. Bạn có thể thấy rất nhiều nét tương đồng qua các chi tiết mái vòm, tường, cột trụ và cầu thang của chùa.
Vượt qua chiếc cổng vàng chạm trổ nhiều chi tiết tinh xảo chính là chùa Xiêm Cán. Trong khuôn viên chùa có nhiều khu vực khác nhau nhưng đặc sắc nhất vẫn là chính điện.
Đến với công trình kiến trúc này, bạn sẽ cảm nhận từ xa một màu sắc nổi bật dưới ánh nắng cùng hàng rào xây kiên cố, nổi lên nhiều hoa văn ấn tượng. (Ảnh: Bazan Travel)
Đối với khách du lịch, chùa Xiêm Cán là địa điểm phải ghé vì cảnh đẹp, vì câu chuyện văn hóa tâm linh...
Bên trong chính điện là các bức phù điêu kể lại câu chuyện tu hành cùa Đức Phật Thích Ca, hay câu chuyện, sự tích về những vị thần theo tín ngưỡng dân gian.
Những câu chuyện tại ngôi chùa này là điểm hấp dẫn du khách ghé thăm. (Ảnh: @h_ngoc93, @kiu.1312, @puccypucca, @chautan1999)
Chùa nổi bật với 2 màu chủ đạo là đỏ và vàng. (Ảnh: @olivesieunhan, @tranfhy, @chautan1999)
Địa chỉ: Ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông sẽ đến với cánh đồng quạt gió, hay còn gọi là cánh đồng điện gió.
Khi đến khu vực này, cách xa cả chục cây số, bạn đã có thể nhìn thấy những trụ turbin lắp cánh quạt quay đều như những chong chóng khổng lồ in trên nền trời.
Đây là công trình lớn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được xây dựng từ năm 2010 với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng. Hiện nay đã có 62 cột tháp và turbin đều đặt trên biển. Mỗi turbin cao khoảng 80 m, cánh quạt dài 42 m. (Ảnh: ivivu)
Vào tháng 3/2019, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL đã chính thức công nhận Khu Điện gió Bạc Liêu là điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL.
Kể từ khi có danh hiệu này, khu điện gió đã thu hút nhiều đoàn khách tới ghé thăm.
Gợi ý, để có thể chụp được những bức hình đẹp tại đây, bạn nên đi vào buổi chiều lúc 16h bởi lúc này nắng chiều hướng về turbin sẽ tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp tựa trời tây.
Chi phí vào cửa: 30.000 đồng/người.
Chỉ cần một người chụp ảnh "có tâm", kèm theo chút màu sắc là bạn đã có một tấm hình kỉ niệm với phong cách vô cùng hiện đại. (Ảnh: @silentb_, @loww_nguyen, @hueandsuntravel)
Đừng quên post dáng ở mọi góc của cánh đồng quạt gió. (Ảnh: @minhphuong.mipu, @tripu.vn, @lehatruc, @baohhoang)
Địa chỉ: Du khách rất dễ tìm đến khu du lịch này khi Nhà hát nằm bên cạnh quảng trường Hùng Vương (đường Trần Huỳnh, phường 1, thị xã Bạc Liêu).
Nếu như bạn từng ngẩn ngơ trước công trình kiến trúc nhà hát con sò ở Sydney của nước Úc và mơ ước một lần đặt chân tới, thì giờ đây bạn có thể tìm đến một nơi cũng thú vị không kém và ngay tại thành phố Bạc Liêu.
Nhà hát Cao Văn Lầu, hay còn được gọi đơn giản là nhà hát Nón Lá là địa điểm check-in quen thuộc của bất kì du khách nào khi tới Bạc Liêu phải ghé tới, như một cách ghi dấu tới khu vực miền Tây Nam Bộ này.
Công trình được thiết kế theo hình dáng 3 chiếc nón lá, chóp nón hướng vào nhau với tổng diện tích 2.262 m2. Nơi này cũng được xác lập kỉ lục là nơi có 3 chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam vào tháng 4/2014.
Kể từ lúc khánh thành, điểm đến này luôn hấp dẫn khách du lịch trẻ. (Ảnh: Foody)
Tọa lạc ngay trung tâm thành phố nên nơi đây cũng thu hút rất đông người tìm đến tham quan và dần dần, công trình này đã trở thành niềm tự hào của người dân xứ Bạc Liêu và là địa điểm quen thuộc của giới trẻ tại đây. Vào buổi đêm, khi những ánh đèn màu được bật lên, ánh sáng hắt vào càng làm tăng thêm vẻ đẹp tráng lệ của nhà hát.
Những khung hình kỉ niệm mà chỉ cần nhìn, ai cũng biết bạn đang du lịch ở đâu. (Ảnh: @chann_dum, @_luvanhiep_98,@tranfhy)
Du lịch 15:12 | 09/09/2019
Nhà đất 12:02 | 16/08/2019
Du lịch 11:53 | 09/07/2019
Nhà đất 06:58 | 04/07/2019
Pháp luật 20:06 | 03/06/2019
Pháp luật 19:54 | 03/06/2019
Tiêu dùng 18:31 | 02/06/2019
Thời sự 15:18 | 18/05/2019