Tình hình triển khai 39 dự án trọng điểm trên 15 tỷ USD ở Hà Nội, có metro số 5 và cầu Vân Phúc

UBND TP Hà Nội đã có văn bản báo cáo tình hình triển khai thực hiện 39 công trình trọng điểm với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 363.000 tỷ đồng (khoảng 15,7 tỷ USD), nhiều dự án đáng chú ý như: Metro số 5; các cầu Vân Phúc, Trần Hưng Đạo, Tứ Liên...

 

Tại kỳ họp thứ 7 HĐND TP Hà Nội khóa XVI vừa qua, UBND TP đã có tài liệu báo cáo về tình hình triển khai thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn. Theo đó, trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội có 39 công trình trọng điểm với tổng mức đầu tư (TMĐT) hơn 363.000 tỷ đồng.

Trong đó, có 9 dự án được chuyển tiếp hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025 (TMĐT 71.066 tỷ đồng); 8 dự án mới dự kiến hoàn thành trong giai doạn 2021-2025 (TMĐT dự kiến là 13.827 tỷ đồng); 22 dự án mới triển khai thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 (hoàn thành sau năm 2025, với TMĐT dự kiến là 278.535 tỷ đồng).  Tình hình triển khai thực hiện các dự án này như sau:

Đối với nhóm 9 dự án được chuyển tiếp hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025, có 8 dự án sử dụng vốn dầu tư công, gồm: Bệnh viện Nhi Hà Nội; Cung Thiếu nhi Hà Nội; Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn II tại huyện Sóc Sơn; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá; Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía tây thành phố (trạm bơm tiêu Yên Nghĩa) giai đoạn 1; Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thị điểm TP Hà Nội đoạn Nhổn - Ga Hà Nội; Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2; Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long (đoạn Phạm Văn đồng đến đường Văn Tiến Dũng) thuộc quận Bắc Từ Liêm.

 Một đoạn đường Tây Thăng Long đang mở theo quy hoạch. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ).

8 dự án trên, kế hoạch vốn đầu tư công đã được bố trí năm 2021 là 8.824.27 tỷ đồng; năm 2022 là 7.933,83 tỷ đồng. Tính đến ngày 16/6, các dự án này giải ngân dược 841,4 tỷ đồng (đạt 10,6%). Chủ đầu tư báo cáo nguyên nhân giải ngân chậm do công tác giải phóng mặt bằng; các dự án có sử dụng nguồn ODA vướng mắc trong việc nhập khẩu thiết bị, điều chỉnh thời gian, kinh phí của dự án và thu tục gia hạn các Hiệp định vay của dự án kéo dài…

Có một dự án đầu tư theo hình thức PPP, đó là dự án Xây dựng tuyến dường bộ trên cao dọc dường vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần đi bằng đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng theo hình thức BT. Dự kiến công trình này cơ bản hoàn thành thông xe kỹ thuật trong năm 2022 và hoàn thành dự án trong tháng 3/2023.

Đối với nhóm 8 dự án mới dự kiến hoàn thành trong giai doạn 2021-2025, Dự án tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường vành đai 3 đã được UBND TP phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

4 dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư (UBND TP đã ban hành Quyết định giao nhiệm vụ lập báo cáo để xuất chủ trương đầu tư), gồm: Đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Thận Hà Nội (tại Yên Nghĩa, Hà Đông); Bảo tồn khu vực khảo cổ học 18 Hoàn Diệu; Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong; Nâng cấp bệnh viện Tim Hà Nội.

Dự án Xây dựng trường Đại học Thủ đô đang được lấy ý kiến để trình UBND TP giao nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

Có 2 dự án chưa có hồ sơ, là dự án Nhà trưng bày Hoàng Cung Thăng Long và Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc gia.

Đối với nhóm 22 dự án mới triển khai thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2021-2025, Dự án cải tạo, nâng cấp Quôc lộ 6 (Ba La - Xuân Mai) đã được phê duyệt và bố trí vốn năm 2022 là 10 tỷ đồng, hiện đã giải ngân 100%.

Dự án Dự án xây dựng Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô dã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào ngày 16/6.

 Hà Nội đang hoàn thiện thủ tục đầu tư 9 dự án, trong đó có cầu Vân Phúc. Trong ảnh là vị trí dự kiến làm cầu Vân Phúc theo quy hoạch. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ).

9 dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư (UBND TP đã ban hành Quyết định nhiệm vụ giao lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư), gồm: Hệ thống thu gom nước thải (lưu vực Sl) về Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; Xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc; Dự án xây dựng hệ thống thoát nước mưa lưu vực tả sông Nhuệ; Đền thờ Ngô Quyền; Xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình; Đầu tư xây dựng cầu Vân Phúc qua sông Hồng và tuyến dường nối ra Quốc lộ 32 huyện Phúc Thọ; Tuyến dường sắt dô thị số 5 (đoạn Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc); Cải tạo nâng cấp đường 70, đoạn từ Nhổn đến Đại Lộ Thăng Long - Hà Đông; Xây dựng nút giao khác mức giữa dường vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức.

2 dự án dang lấy ý kiến đế trình UBND TP giao nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, là cầu Trần Hưng Đạo và Cải tạo, nâng cấp dường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển.

2 dự án xã hội hóa, hiện nhà đầu tư đang hoàn thiện các thủ tục để triển khai, là Nhà hát Opera và Khu văn hóa đa năng Quảng An; Công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giái tri Kim Quy.

7 khác đang trong quá trình nghiên cứu gồm: Bảo tồn phục dựng hào, hệ thống thủy văn tại khu di tích Cổ Loa; Phục dựng điện Kính Thiên; Xây dựng hạ tầng Khu công viên phần mềm; Dự án xây dựng thoát nước quận Hà Đông thuộc lưu vực Hữu Nhuệ; Cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; Khu công nghiệp Sóc Sơn; Tháp tài chính hỗn hợp đa năng. 

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.