Tinh hoa võ thuật Trung Quốc hình thành như thế nào?

Võ thuật của Trung Quốc có lịch sử hơn 2.000 năm, được hình thành và phát triển không chỉ vì mục đích chiến đấu. 
tinh hoa vo thuat trung quoc hinh thanh nhu the nao
Một võ sư kung fu đang giảng dạy cho các học viên tại Khúc Phụ, Sơn Đông. Ảnh: AFP

Trong cuộc đọ sức tại Tứ Xuyên hôm 27/4, võ sĩ MMA Xu Xiaodong (Từ Hiểu Đông) đã đả bại cao thủ thái cực quyền Wei Lei (Ngụy Lôi). Cuộc đấu tay đôi diễn ra chỉ vỏn vẹn trong 10 giây khi cao thủ thái cực quyền bị hạ gục trong "nháy mắt". Màn hạ đo ván của Xu và tuyên bố "thách đấu toàn bộ võ lâm" đã làm dấy lên làn sóng tranh luận rằng võ thuật truyền thống Trung Quốc liệu có "lỗi thời" trong thực chiến hay không.

Nhiều người dùng mạng thậm chí còn mô tả thất bại của Wei trước Xu là "nỗi nhục nhã" và tranh cãi rằng liệu võ thuật truyền thống có thực sự hiệu quả trong thực chiến, hay chỉ là một hình thức tập luyện võ thuật thiên về "múa may" nhiều hơn.

Theo SCMP, võ thuật của Trung Quốc có lịch sử hơn 2.000 năm, góp phần truyền bá văn hoá, thậm chí là văn học của đất nước này. Tuy nhiên, võ thuật Trung Hoa đã được tập luyện trong nhiều năm vì nhiều lý do khác nhau thay vì chỉ vì mục đích chiến đấu.

Sát thủ

Võ thuật truyền thống Trung Quốc có lịch sử từ trước triều đại nhà Tần (221-207 trước Công nguyên). Hàng trăm năm trước thời nhà Tần, nhiều nhà quý tộc đã sẵn sàng bỏ tiền thuê những tay giết người chuyên nghiệp để bảo vệ cuộc sống cá nhân hoặc xâm chiếm lãnh thổ của kẻ thù. Về sau, tương tự như ở Rome, một số gia đình giàu có bắt đầu đào tạo đấu sĩ, yêu cầu họ tham gia những trận chiến để "mua vui" trên các đấu trường.

Dưới thời Tần Thủy Hoàng, hình thức này bị cấm. Các kỹ thuật chiến đấu của họ vẫn được truyền lại cho thế hệ sau, mặc dù mang tính chất biểu diễn nhiều hơn.

Mãi võ

Trong khoảng 750 năm giữa thời nhà Đường (618-907) và nhà Nguyên (1279-1368). Võ thuật thương mại bắt đầu thịnh hành khắp Trung Quốc, khi hoạt động kinh tế phát triển ở nhiều thành phố và thị trấn lớn. Nhiều võ sư ra đường biểu diễn để kiếm tiền, phô diễn kỹ thuật chiến đấu và thách thức cả khán giả tham gia các trận quyết đấu.

tinh hoa vo thuat trung quoc hinh thanh nhu the nao
Các nhà sư tập luyện kung fu tại Thiếu Lâm Tự. Ảnh: Xinhua

Chiến binh và mafia

Trong suốt khoảng thời gian đó, đặc biệt là thời đại nhà Tống (960-1279), nhiều triều đại đã mở rộng việc giảng dạy võ thuật cho dân chúng trước các mối đe dọa từ kẻ thù xâm lược. Trong giai đoạn này, binh sĩ và tướng lĩnh có khả năng chiến đấu đều được đánh giá cao. Nhiều loại vũ khí cũng được phát minh hoặc cải tiến để sử dụng trong các trận đánh trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, trong giai đoạn nhà Thanh và nhà Nguyên, các triều đại dân tộc thiểu số bắt đầu cấm sử dụng vũ khí trong tập luyện võ thuật. Võ chiến đấu tay không tự do, hay còn gọi là tán thủ, ra đời và trở nên phổ biến hơn. Về sau, bộ môn này được quân nổi dậy thời nhà Thanh sử dụng để tập hợp các tổ chức "mafia" trên khắp cả nước.

Võ thuật hiện đại

Khoảng đầu thế kỷ 20, khi triều đại nhà Thanh sụp đổ, võ thuật Trung Quốc đạt đến một vị thế mới và dần trở thành môn phái võ thuật thiên về tính chất thể thao, hay còn gọi là wushu. Võ thuật được cổ vũ phát triển như một phương thức tập luyện thể dục. Năm 1928, Viện nghiên cứu quốc võ được thành lập tại Nam Kinh.

Năm 1936, đại diện Trung Quốc từng tham gia tranh tài tại thế vận hội Olympic tại Berlin, Đức. Võ thuật hiện đại tiếp tục phát triển và phổ biến trong cộng đồng khi nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949. Trong giai đoạn này, nhiều cuộc thi đấu võ thuật ở quy mô trong nước và quốc tế đã được tổ chức.

Năm 1943, cao thủ Cai Longyun của Trung Quốc đã đánh bại một võ sĩ quyền anh nổi tiếng người Nga chỉ trong 5 phút. Năm 1965, Lý Tiểu Long nhận lời thách đấu của Wong Jack-man và đánh gục Wong chỉ sau ba phút trên võ đài.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.