TKV và Tổng Công ty Đông Bắc kiến nghị xuất khẩu hơn 1,5 triệu tấn than năm 2021

Mới đây, Bộ Công Thương gửi Thủ tướng văn bản kế hoạch xuất khẩu than năm 2021. Theo đó, năm 2021 Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) kiến nghị xuất khẩu tối đa 1,5 triệu tấn than và Tổng công ty Đông Bắc xin xuất khẩu 50 nghìn tấn.

Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021, TKV kiến nghị xuất khẩu tối đa 1,5 triệu tấn than và Tổng công ty Đông Bắc xin xuất khẩu 50 nghìn tấn.

Đồng thời, TKV và Tổng công ty Đông Bắc sẽ đẩy mạnh nhập khẩu các chủng loại than phù hợp, có giá cạnh tranh. Khối lượng than nhập khẩu dự kiến của TKV và Tổng công ty Đông Bắc năm 2021 khoảng 15 triệu tấn.  

Trong năm 2021, TKV và Tổng công ty Đông Bắc đã tính toán phương án trộn than cám 1, 2, 3 với than chất lượng thấp sản xuất trong nước (cám 7b) để được chủng loại than cám 5a.1, 6a.1 cung cấp cho sản xuất điện và các hộ tiêu thụ khác trong nước.

Kết quả tính toán cho thấy, giá thành pha trộn than cám 1, 2, 3 với than chất lượng thấp sản xuất trong nước (cám 7b) để được than cám 5a.1, 6a.1 hiện nay cao hơn khoảng 88.000-170.000 đồng/tấn so với cùng chủng loại than này sản xuất trong nước.

Trong năm 2020, khối lượng than xuất khẩu ước thực hiện năm 2020 đạt khoảng 714.000 tấn (bằng 34,8% kế hoạch được Thủ tướng thông qua). Trong đó, TKV đạt khoảng 700 nghìn tấn; Tổng công ty Đông Bắc đạt khoảng 14 nghìn tấn.

Nguyên nhân chính của việc thực hiện xuất khẩu than cục, than cám 1, 2, 3 năm 2020 thấp hơn kế hoạch được chỉ ra là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới suy thoái. 

Các khách hàng truyền thống là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, một số nước khu vực Đông Nam Á… đều dừng hoặc cắt giảm mạnh sản xuất đối với một số ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng than của Việt Nam, trong đó đặc biệt là các hộ sản xuất thép Nhật Bản phải cắt giảm khoảng 30% sản lượng. 

Do vậy, việc xuất khẩu than nói chung và xuất khẩu than sang Nhật Bản nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề, khối lượng than xuất khẩu không đạt theo kế hoạch được duyệt.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.