Tiềm năng xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản Việt Nam sang thị trường Maroc

Chất lượng hàng nông sản Việt Nam được người tiêu dùng Maroc và các nước trong khu vực đánh giá tích cực. Tiềm năng xuất khẩu nông sản sang Maroc còn rất lớn do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông sản nói chung và nông sản chế biến nói riêng của người dân Maroc khá ổn định.
Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Nông lâm thủy sản là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang Maroc. Đặc biệt, nông sản có đóng góp xấp xỉ 60% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang nước này, theo Thương vụ Việt Nam tại Maroc.

Tiềm năng xuất khẩu nông sản sang Maroc còn rất lớn do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông sản nói chung và nông sản chế biến nói riêng của người dân Maroc khá ổn định.

Trong khi đó, chất lượng hàng nông sản của Việt Nam được người tiêu dùng Maroc và các nước trong khu vực đánh giá tích cực.

Thời gian vừa qua, hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh rất khốc liệt với hàng nước khác, nhất là nông sản từ Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ.

Đối với các mặt hàng nước ta có ưu thế sản xuất như hạt điều thì khả năng cạnh trạnh khá tốt. Tuy nhiên, các mặt hàng có nhiều nước cùng sản xuất như gạo, hạt tiêu, quế, hồi… thì không phải thương vụ nào hàng Việt Nam cũng chiếm ưu thế do hàng của ta không cạnh tranh về giá dù cho chất lượng không kém, thậm chí cao hơn.

Đơn cử, mặt hàng gạo đồ của Việt Nam luôn chào giá khoảng 560 USD/tấn, trong khi đó Ấn Độ chỉ chào khoảng 510 - 520 USD/tấn. Lí do là nước ta có ít nhà máy làm gạo đồ, sản lượng rất nhỏ, qui mô nhỏ và chi phí sản xuất cao hơn so với Ấn Độ.

Khó khăn, thách thức khi xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Maroc và một số thị trường lân cận, có thể kể đến như xu thế bảo hộ các sản phẩm nông sản tại Maroc và một số thị trường khá cao do định hướng phát triển của bạn cũng tập trung vào đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, mức thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng nông thủy sản nói riêng rất cao, có những mặt hàng lên tới 65%, chưa kể phí.

Qui định về kiểm dịch khá chặt chẽ, đan xen với tập quán "muốn nhanh phải từ từ" của các đơn vị có liên quan.

Một số mặt hàng nông sản vẫn bị áp dụng hạn ngạch như một biện pháp phi thuế quan phổ biến.

Qui định về thông quan hàng hóa của Maroc vẫn có xu hướng bảo vệ nhà nhập khẩu, vô tình gây khó khăn cho bên xuất khẩu.

Ngoài ra, vấn đề thanh toán nói chung hay trục trặc với tập quán sử dụng các phương thức thanh toán có lợi cho bên nhập khẩu và bị động cho nhà xuất khẩu nước ngoài.

Đôi khi vẫn có các vụ việc lừa đảo, lấy hàng không thanh toán từ phía đối tác nhập khẩu...

Theo thương vụ, thời gian tới, xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam sang Maroc và một số thị trường kiêm nghiệm dự kiến sẽ tăng trưởng và khởi sắc do Maroc và khu vực vừa trải qua thời gian khủng hoảng giá trong suốt năm 2018.

Tình hình có khởi sắc kể từ tháng 9/2018. Với tín hiệu thị trường như hiện nay, năm 2019 xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam sang Maroc và một số thị trường khu vực có bước tiến tích cực, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung sang thị trường này.

Trong đó, các mặt hàng nông sản chế biến nói chung, lương thực, gia vị sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.