Tổng thống Trump áp thuế thêm 300 tỉ USD lên hàng Trung Quốc: Ai sẽ gánh hậu quả?

Việc áp thuế thêm 300 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc của Tổng thống Trump vấp phải nhiều phản đối. Phía doanh nghiệp, nhà phân tích cho rằng đây chưa hẳn là bước đi khôn ngoan để thắng thế trong cuộc chiến thương mại. Người tiêu dùng Mỹ sẽ chịu thiệt trong quyết định này.

Tổng thống Donald Trump nói lời chào với tháng 8 bằng cách kéo căng thêm tình trạng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. Trong lúc đàm phán thương mại đang tiếp tục, ông tuyến bố: "Mỹ sẽ bắt đầu áp thuế bổ sung 10% đối với 300 tỉ USD hàng hóa và các sản phẩm từ Trung Quốc vào đất nước chúng ta từ ngày 1/9".

Sản phẩm Apple tăng giá thêm 10%?

Về quyết định trên, David French, Phó Chủ tịch cấp cao về quan hệ chính phủ tại Liên đoàn bán lẻ quốc gia, chỉ tích trên tờ The Guardian: "Chúng tôi thất vọng vì chính quyền đang làm chậm tăng trưởng kinh tế của Mỹ. Đợt áp thuế này chỉ tạo thêm sự không chắc chắn và làm nản lòng nhà đầu tư".

Ông nhấn mạnh thêm, đợt thuế này sẽ chỉ đe dọa việc làm của người dân Hoa Kỳ và tăng chi phí cho các gia đình đối với các mặt hàng thiết yếu. 68% hàng hóa tiếp theo bị đánh thuế sẽ là hàng tiêu dùng và ô tô, phụ tùng…

Chinese goods

Hải sản đông lạnh nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đầy các kệ hàng trong kho lạnh lớn hàng đầu nước Mỹ - PAFCO. (Ảnh: Reuters).

Một điều đáng lưu ý là mặc dù thuế đánh lên hàng Trung Quốc nhưng đối tượng trả thuế không phải là các nhà sản xuất đến từ Trung Quốc, mà là các đơn vị sản xuất, nhập khẩu, phân phối của Mỹ. 

Và sau cùng, tất nhiên người tiêu dùng sẽ chi trả khoản thuế ấy.

Tờ Reuters dẫn lời ông Stephen Lamar, Phó Chủ tịch điều hành Hiệp hội May mặc và Giày dép Hoa Kỳ, cho biết mức thuế mới sẽ đánh vào người tiêu dùng Mỹ, thay vì các nhà sản xuất Trung Quốc. Sản phẩm đến từ Trung Quốc hiện chiếm khoảng 42% hàng may mặc và 69% giày dép tại Hoa Kỳ.

Cổ phiếu của Quỹ bán lẻ SPDR S&P đã giảm hơn 3%, mức giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 5 năm 2019. Hai hệ thống bán lẻ Best Buy và Abercrombie & Fitch đều tuột hẳn 11% giá cổ phiếu.

Ông lớn công nghệ Apple đang có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc. Cổ phiếu Apple cũng đã giảm hơn 2%, xóa đi mức tăng trước đó vài ngày. 

Theo blog công nghệ Ubergimzo, Apple cho biết danh sách các sản phẩm bị áp thuế được đề xuất bao gồm tất cả các sản phẩm chính của hãng, như iPhone, iPad, Mac, AirPods và AppleTV, cũng như pin, màn hình và bàn phím.

100642777-foxconn-worker-assembly-line-gettyp

Foxconn vẫn đang lưỡng lự việc dời nhà máy sản phẩm từ Trung Quốc sang Việt Nam. (Ảnh: CNBC).

Rất có thể, sau khi lệnh áp thuế được áp dụng vào tháng 9, tất cả các sản phẩm của Apple được sản xuất sau thời gian này sẽ tăng giá thêm 10%.

Lệnh đánh thuế này còn giày xéo lên ngành vận tải hàng không. 

Theo tờ CNBC, cổ phiếu của Atlas Air Worldwide Holdings, hãng vận tải hàng không cho DHL, Amazon và các công ty khác, đã giảm hơn 22% vào hôm qua. Đây là mức tuột dốc nhất của họ trong gần 6 năm qua. 

Hãng này cũng báo cáo lợi nhuận quý II thấp hơn dự kiến, do nhu cầu giảm đi.

Nhu cầu vận chuyển hàng hóa hàng không đã giảm 3,3% trong 5 tháng đầu năm 2019 so với cùng kì năm trước. Mức giảm này cao hơn gấp đôi so với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo một báo cáo hồi đầu tháng từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế.

Trung Quốc xấu hổ nếu tiếp tục nhượng bộ

Tờ The Guardian dẫn lời ông Neil Wilson, nhà phân tích chính của trang Market.com ở London, cho biết: "Súng ống giờ đây đã được thay bằng những khẩu đại bác hạng nặng. Cuộc chiến thương mại trở nên rất nóng, nóng hơn cả cách chúng ta nóng lòng đợi mọi chuyện được hòa giải".

Elena Duggar, Giám đốc điều hành của Moody, nhận định sự leo thang căng thẳng thương mại sẽ ngày càng đè nặng lên nền kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang giảm tốc. 

Không chỉ Trung Quốc, mà khu vực đồng euro và Mỹ cũng sẽ chịu thiệt.

4794

Nền kinh tế Mỹ bắt đầu bộc lộ nhiều điểm tổn thương kể từ quý II năm nay. (Ảnh: The Guardian).

Tờ CNBC dẫn lại thống kê quý II/2019 của nền kinh tế Mỹ. Theo thống kế này, GDP của Mỹ chỉ tăng 2,1%, mức tăng chậm nhất trong hơn 2 năm qua. Theo một nguồn số liệu không chính thức, xuất khẩu giảm 5,2% và chi tiêu kinh doanh giảm 0,6%, mức tồi tệ nhất kể từ đầu năm 2016.

Tổng thống Mỹ chỉ trích Trung Quốc đã "ậm ờ" trong việc tiêu thụ nông sản Mỹ. Tuy nhiên,  theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc khẳng định hàng triệu tấn đậu nành Mỹ đã được chuyển đến nước này kể từ ngày 19/7. Ngoài ra, nhiều công ty đã đặt hàng đậu nành, bông, thịt lợn và lúa mì của Mỹ.

Các nhà phân tích của Eurasia Group cho biết có thể mối đe dọa thuế quan mới là nhằm thúc đẩy Trung Quốc mua thêm các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Nhưng các nhà phân tích cũng dự báo Bắc Kinh khó có thể đáp ứng theo cách mà Trump hi vọng. 

Tờ CNBC dẫn nguyên văn: "Trung Quốc sẽ cảm thấy xấu hổ nếu tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu từ Mỹ dưới sự đe dọa thuế quan của ông Trump".

960x0

Phía Trung Quốc khẳng định đã nhập hàng nghìn tấn đậu nành từ Mỹ. (Ảnh: Forbes).

Một nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc, Wang Yi, chia sẻ với Reuters rằng động thái  mới của Mỹ không phải là cách chính xác hay mang tính xây dựng, để giải quyết tranh chấp thương mại.

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ tập trung nhiều hơn vào các nỗ lực để tồn tại trong cuộc chiến thương mại kéo dài với Hoa Kỳ. 

Đích thân Hu Xijin, Tổng biên tập tờ báo, đã viết trên Twitter: "Thuế quan mới sẽ không bao giờ mang lại một thỏa thuận mà Mỹ mong muốn. Nó sẽ chỉ làm cho mong muốn đó đi xa hơn".

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.