Một vấn đề nhức nhối mà nhiều người dân ở những khu phố mới cải tạo đang phải đối mặt đó là nền nhà thấp hơn mặt đường. Điều này đã gây hưởng xấu đến sức khỏe của các thành viên trong nhà, đồng thời gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, có thể thấy rõ nhất sự bất tiện của vấn đề này là tình trạng ngập úng nước vào mùa mưa.
Xét về phong thủy, nền nhà thấp hơn mặt đường sẽ gây ra một số bất lợi như năng lượng trong nhà luôn bị đẩy xuống mặt đất, ngăn cản bước tiến trong sự nghiệp, khiến các thành viên trong nhà cũng sẽ hay gặp nhiều áp lực về tài chính cũng như tình cảm của bản thân.
Dưới đây là 3 cách xử lý nền nhà thấp hơn mặt đường giúp người dân thay cấu trúc ngôi nhà cũng như tránh được những bất tiện trong cuộc sống:
Với giải pháp này, chiều cao thông thủy của tầng 1 phải còn ở mức cho phép là bằng hoặc cao hơn 2,8m để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như phong thủy cho ngôi nhà. Trong trường hợp độ cao thông thủy nhỏ hơn 2,5m thì không nên thực hiện giải pháp nâng nền. Lúc này, bạn nên xem xét chuyển qua các biện pháp khác để khắc phục việc nền nhà thấp hơn mặt đường.
Để thực hiện theo giải pháp này, chủ nhà cần tiến hành các bước như sau:
- Bước 1: Làm vỡ bề mặt nền gạch cũ để tăng độ liên kết giữa các lớp vật liệu cũ và mới lại với nhau.
- Bước 2: Kiểm tra và thay các hệ thống đã bị hư hỏng bên dưới nên.
- Bước 3: Đổ lớp cát hoặc xà bần đến độ cao mà nên cần nâng, nên nhớ trừ hao đi 8cm.
- Bước 4: Tưới nước đầm thật kĩ đất cho đến khi nó lún lại và không bông tơi lên nữa.
- Bước 5: Cán lớp bê tông dày 5cm để làm cứng nền cần nâng.
- Bước 6: Lớp vữa tạo độ dốc nhẹ hướng về nơi thoát nước, chỗ mỏng nhất với bề mặt dày ít nhất là 2cm.
- Bước 7: Lát thêm gạch để hoàn thiện công trình nâng nền.
Giải pháp này tuy đơn giản nhưng tồn tại một số nhược điểm, đó là tốn kém chi phí vì phải đổ thêm đất và làm lại nền nhà. Ngoài ra, các khu vực trần thấp sau khi nâng nền chỉ có thể làm nhà vệ sinh hoặc phòng bếp mà không thể làm không gian chính.
Một giải pháp được các kiến trúc sư đưa ra nhằm giải quyết vấn đề nền nhà cao hơn mặt đường đó là cắt bỏ đi một phần tầng 1 để tạo nên khoảng thông tầng hoặc toàn bộ sàn tầng 2 để mở rộng không gian tầng 1. Giải pháp này được áp dụng khi chiều cao thông thủy của trần nhà thấp hơn 2,5m.
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chủ nhà và kiến trúc sư phải kiểm tra và tính toán kỹ vấn đề gia cố thêm cột để tăng khả năng chịu tải trọng của ngôi nhà. Với những ngôi nhà có kết cấu móng quá kém, gia đình phải cấy thêm cột để tạo khung chịu lực giúp nâng đỡ tầng phía trên.
Với giải pháp này, căn nhà sẽ mất đi một phần diện tích nhưng lại mang đến không gian mới mẻ và thông thoáng hơn. Lưu ý, những căn nhà có mặt tiền 6m trở lên sẽ phù hợp với giải pháp này hơn là những căn nhà có mặt tiền nhỏ.
Việc cải tạo nền nhà thấp hơn mặt đường thành tầng hầm hoặc nhà để xe là giải pháp tối ưu và tiết kiệm nhất hiện nay. Giải pháp này giúp nhà cửa thông thoáng và không mất diện tích cho lối đi xuống sâu, khá phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như ở nước ta.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý xem xét tới việc chống thấm và chống ngập khi biến khu vực tầng 1 có nền thấp hơn mặt đường làm hầm để xe. Theo đó, bạn nên thiết kế một mương thu nước và rác thải về một hố ga nhỏ nhằm tránh biến căn hầm trở thành một “bể nước khổng lồ” mỗi khi trời mưa lớn. Đồng thời, tại khoảng giữa hoặc sau hầm, chủ nhà nên thiết kế giếng trời để tạo độ thoáng, giúp hầm không bị ẩm thấp.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về cách xử lý nền nhà thấp hơn mặt đường để bạn có thể tham khảo, từ đó chọn ra giải pháp phù hợp nhất để áp dụng cho ngôi nhà của mình.