Top 3 kiểu thiết kế phòng ăn đẹp cho nhà ống đáng tham khảo

Nhà ống là dạng thiết kế thường thấy ở những khu vực thành thị, được xem là giải pháp tuyệt vời cho những nơi có quỹ đất hạn hẹp. Do diện tích căn nhà bị giới hạn nên việc thiết kế phòng ăn đẹp cho nhà ống trở thành thách thức của không ít gia đình.

Gợi ý 3 kiểu bố trí không gian phòng ăn đẹp cho nhà ống

Muốn thiết kế phòng ăn đẹp cho nhà ống, bạn cần xác định được kiểu bố trí nào sẽ phù hợp với không gian chung của căn nhà cũng như thuận tiện nhất cho quá trình sinh hoạt của gia đình. Theo ghi nhận, hiện có ba kiểu thiết kế phòng ăn nhà ống phổ biến, cụ thể gồm: 

Phòng ăn liền kề phòng bếp

Phòng ăn liền kề với phòng bếp là một dạng thiết kế vô cùng thịnh hành trong các căn nhà dạng ống. Mục đích của kiểu xây dựng “gói gọn” này là để tiện lợi cho việc chuẩn bị và bày biện thức ăn ở các bữa trong ngày. Nhìn chung, cách thiết kế kết hợp vừa nêu thường được thấy ở những căn nhà ống có diện tích cực kỳ khiêm tốn, nhằm nhường chỗ cho những không gian quan trọng hơn trong nhà.

Cách bố trí phòng ăn liền kế phòng bếp trong nhà ống khá đơn giản, thông thường là được chia làm hai phần bằng nhau, trong đó có một phần sẽ dành cho tủ bếp và một phần dành để bố trí bàn ghế phục vụ cho mục đích ăn uống. Trong đó, các dạng tủ bếp nhiều ngăn âm tường rất được ưa chuộng bởi chúng giúp tối ưu hóa diện tích đáng kể, giúp các gia đình dễ dàng lưu trữ được tất cả những vật dụng nhà bếp cần thiết.

Ảnh: WEDO

Ảnh: WEDO

Về bàn ghế để ngồi ăn, tùy thuộc vào phong cách chung của căn phòng mà bạn có thể chọn lựa màu sắc và chất liệu phù hợp, trong đó phải kể đến bàn ghế gỗ và nhựa kết hợp inox. Ngoài ra, một vài bức tranh nghệ thuật, bình hoa, đèn thả, đèn chiếu bếp,... cũng là những vật dụng nên được bổ sung để tăng tính thẩm mỹ cho khu vực ăn uống của gia đình.

Ảnh: WEDO

Ảnh: WEDO

Phòng ăn liền kề phòng khách

Phòng ăn liền kề phòng khách là một lựa chọn không thể bỏ qua của những gia đình ưa chuộng lối kiến trúc mở cho không gian nhà ống. Không bị bó buộc trong khuôn khổ “bếp núc”, không gian phòng ăn theo kiểu thiết kế này sẽ có phần rộng rãi và thông thoáng hơn với những màu sắc trang trí đa dạng hơn.

Tùy thuộc vào số lượng thành viên trong gia đình mà kích cỡ bàn ăn sẽ có sự khác biệt. Trong đó, hai dáng bàn là tròn và chữ nhật rất được ưa chuộng bởi tính ứng dụng cao, đồng thời góp phần tăng thêm tính thẩm mỹ cho phòng ăn, nhất là những bộ bàn ghế làm từ gỗ.

Ảnh: WEDO

Ảnh: WEDO

Ảnh: WEDO

Để phân tách không gian một cách tinh tế, bạn có thể bố trí ở vị trí “giáp ranh” của hai căn phòng một chiếc vách ngăn có thiết kế dạng tổ ong hay lá khô. Hoặc, một chiếc kệ sách cũng sẽ là “trợ thủ đắc lực” giúp không gian nối liền này được cân bằng hơn. Thêm vào đó, bạn cũng có thể bố trí một chiếc thảm lông có màu sắc phù hợp với tổng thể để giúp không gian được gọn gàng, sạch sẽ nhất.

Ảnh: WEDO

Ảnh: WEDO

Ảnh: WEDO

Phòng ăn thông với giếng trời

Một thiết kế phòng ăn đẹp cho nhà ống mà bạn không thể bỏ qua đó là phòng ăn thông với giếng trời ở sân sau. Chẳng cần phải nói, kiểu bố trí không gian này sẽ giúp bạn tận dụng nguồn sáng tự nhiên một cách triệt để, từ đó tiết kiệm được điện năng đáng kể. Không những thế, không khí mát lành từ giếng trời sẽ giúp cho những bữa ăn của gia đình bạn được ngon miệng và thư thái hơn bao giờ hết.

Vì liên kết với thiên nhiên bên ngoài nên phòng ăn thông với giếng trời cần phải có thiết kế với tông màu đồng nhất, điển hình là những màu nâu, cam, xanh lá,... kết hợp với hai màu nhấn nhá đối lập đen - trắng để giúp không gian đạt được độ hài hòa tuyệt đối.

Ảnh: WEDO

Ảnh: WEDO

Ảnh: WEDO

Không gian phòng ăn theo kiểu này được đánh giá là khá rộng rãi, do vậy bạn có thể bố trí nhiều thiết bị phục vụ cho việc ăn uống như tủ lạnh hay tủ đồ ăn vặt. Bên cạnh đó, nếu muốn tạo điểm nhấn cho một khu vực cụ thể, bạn cũng có thể lắp đặt thêm đèn rọi chiếu điểm để tăng độ ấm cần thiết cho không gian.

Ảnh: Nhadepsang

Ảnh: Nhadepsang

Lưu ý khi thiết kế phòng ăn và khu vực nấu nướng cho nhà ống

Khi thiết kế phòng ăn hay nhà bếp nói chung, bạn cần lưu ý đến một số khía cạnh sau đây để hoàn thiện không gian theo cách ưng ý nhất: 

- Sử dụng phụ kiện thông minh: Việc bổ sung những phụ kiện tủ bếp thông minh như tay nâng tủ bếp, giá để chén dĩa, kệ góc xử lý góc chết,… sẽ giúp cho quá trình chuẩn bị trước mỗi bữa ăn của bạn được nhanh chóng hơn, đồng thời “tiết kiệm” không gian đáng kể. 

- Sử dụng tủ bếp kiểu chữ I hoặc chữ L: Hai dạng tủ bếp này sẽ tận dụng khu vực góc trong nhà ống hiệu quả, từ đó “nhường chỗ” cho không gian ăn uống và trò chuyện trong mỗi bữa ăn của gia đình. 

- Lựa chọn vị trí đặt bàn ăn phù hợp: Bạn nên tránh đặt bàn ăn ở những vị trí như đối diện cửa ra vào, đối diện bàn thờ, gần nhà vệ sinh hay dưới dầm nhà, vì những vị trí này được xem là không tốt về mặt phong thủy cũng như không gian.

- Lựa chọn kiểu dáng bàn ăn hợp lý: Những mẫu bàn hình tròn, elip, hình vuông hoặc hình chữ nhật có thiết kế đơn giản sẽ là lựa chọn lý tưởng cho phòng ăn ở nhà ống.

Ảnh: Nhadepsang

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.