TP HCM đón nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về nơi an nghỉ

Sau lễ viếng, truy điệu tại Hà Nội trong sáng nay, linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh được đưa ra sân bay để vào an táng tại nghĩa trang TP HCM lúc 17h cùng ngày.
TP HCM đón nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về nơi an nghỉ - Ảnh 1.

Linh cữu nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh đã được đặt lên linh xa. (Ảnh: Thanh Niên).

Khoảng 14h, tại sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn tất công tác chuẩn bị để đón linh cữu nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh.

TP HCM đón nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về nơi an nghỉ - Ảnh 2.

Đội nghi lễ, tiêu binh chuẩn bị đón linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh ghé chào Quân khu 7 lần cuối. (Ảnh: VnExpress).

TP HCM đón nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về nơi an nghỉ - Ảnh 3.

Khoảng 14h, đoàn xe hộ tống linh xa đã vào sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Thanh Niên).

Lực lượng bảo vệ, an ninh sân bay đã phân luồng tại khu vực cổng VIP sân bay để đón một số xe vào làm công tác chuẩn bị. Các mô tô dẫn đường của cảnh sát giao thông đã đi vào sân bay. An ninh ở sân bay được siết chặt. Ban tổ chức cho biết số lượng người vào sân bay đón linh cữu đại tướng Lê Đức Anh bên trong sân bay hết sức hạn chế.

TP HCM đón nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về nơi an nghỉ - Ảnh 4.

Đoàn xe chở linh cữu dừng trước số nhà 240 Pasteur, nhà riêng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh. (Ảnh: Thành Nguyễn/VnExpress).

TP HCM đón nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về nơi an nghỉ - Ảnh 5.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo TP HCM đã có mặt tại nghĩa trang, chuẩn bị đón linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh. (Ảnh: VnExpress).

Trong sáng nay, công tác chuẩn bị lễ an táng của Đại tướng Lê Đức Anh tại Nghĩa trang TP HCM đã được gấp rút thực hiện. Nơi an nghỉ của đại tướng thuộc khu K1 của nghĩa trang, cạnh nơi yên nghỉ của các vị lãnh đạo khác như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh…

TP HCM đón nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về nơi an nghỉ - Ảnh 6.

Khu vực diễn ra lễ an táng Đại tướng Lê Đức Anh. (Ảnh: Infonet).

TP HCM đón nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về nơi an nghỉ - Ảnh 7.

Phần mộ Đại tướng Lê Đức Anh tại Nghĩa trang TPHCM. (Ảnh: Dân Trí)

TP HCM đón nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về nơi an nghỉ - Ảnh 8.

An ninh tại nghĩa trang được thắt chặt. (Ảnh: Infonet).

Tại Nghĩa trang TP HCM, nhiều người dân có mặt từ rất sơm, chờ viếng phần mộ nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh, mặc dù giờ an táng dự kiến sau 17h hôm nay.

TP HCM đón nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về nơi an nghỉ - Ảnh 9.

Người dân chờ viếng phần mộ nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh. (Ảnh: Thanh Niên).

Trước đó, tại lễ truy điệu, khẳng định nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh là một vị tướng sáng suốt, quyết đoán, tuyệt đối trung thành với lý tưởng Cách mạng của Đảng và nhân dân, một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đại diện thế hệ lãnh đạo Đảng và Nhà nước hôm nay đã hứa trước anh linh Đại tướng sẽ nói theo tấm gương mẫu mực, đức độ, trọn đời phấn đấu cho dân, cho nước của Đại tướng, nguyện đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu để tiếp tục sự nghiệp của Đảng và nhân dân, vì một nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn mình.

Thủ tướng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến Đại tướng và kính cẩn nghiêng mình tiễn biệt Đại tướng - anh Sáu Nam kính mến.

TP HCM đón nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về nơi an nghỉ - Ảnh 10.

Trong cơn mưa chiều 3/5, nhiều dân quân cầm di ảnh đứng chờ quanh nhà riêng của vị đại tướng trên đường Pasteur, quận 3, TP.HCM. Ảnh: Zing.vn

TP HCM đón nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về nơi an nghỉ - Ảnh 11.

Lộ trình linh xa từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Nghĩa trang thành phố. (Đồ hoạ: Hoàng Thanh/VnExpress).

Sinh năm 1920, tại xã Lộc An (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế), Đại tướng Lê Đức Anh là một trong số ít người có sự nghiệp gắn liền với nhiều thời kỳ cách mạng.

Ông vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1938, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới Phía Bắc.

Năm 1981-1986, ông làm Thứ trưởng Quốc phòng, kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia; được Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 5 bầu vào Bộ Chính trị (năm 1982); được thăng quân hàm Đại tướng năm 1984; giữ chức Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1986.

Tháng 2/1987, ông làm Bộ trưởng Quốc phòng. Năm 1992, ông được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Từ năm 1997, ông là cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng đến khi nghỉ hưu năm 2001.

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh được khen thưởng: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Chiến thắng hạng nhất và nhiều huân chương của Liên Xô (cũ), Cu Ba, Campuchia, Lào. Ông là đại biểu Quốc hội khóa: VI, VII, VIII và IX; Ủy viên Trung ương Đảng từ khóa IV đến VIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa: V, VI, VII và VIII.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.