TP HCM không đủ ngân sách bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án Vành đai 3

TP HCM cho biết sau khi bố trí vốn cho các dự án đang thực hiện và chuyển tiếp, TP không đủ nguồn vốn cho các dự án bồi thường và giải phóng mặt bằng Vành đai 3.

Theo trang tin Đảng bộ TP HCM, UBND TP HCM vừa có văn bản gửi Bộ GTVT về việc triển khai dự án Vành đai 3.

Cụ thể, TP HCM kiến nghị Bộ GTVT xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, ưu tiên đầu tư các dự án khép kín Vành đai 3 bằng vốn ngân sách Trung ương hoặc các nguồn vốn khác được bố trí từ Trung ương.

UBND TP HCM cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn dự kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn cho địa bàn giai đoạn 2021-2025 là hơn 156.000 tỷ.

Tuy nhiên, theo TP HCM, sau khi bố trí vốn cho các dự án đang thực hiện và chuyển tiếp, TP không đủ nguồn vốn cho các dự án bồi thường và giải phóng mặt bằng Vành đai 3.

UBND TP HCM cũng cho biết Vành đai 3 có ý nghĩa quan trọng với địa phương và việc chậm khép kín tuyến đường này sẽ giảm hiệu quả đầu tư và khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư.

Theo tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến, TP HCM cần hoàn thiện 4 dự án thành phần để khép kín tuyến đường Vành đai 3.

Các dự án thành phần gồm 1A (Vành đai 3 nối TP.HCM và Đồng Nai) dài 8,75 km, kéo dài từ tỉnh lộ 25B đến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Các đoạn còn lại của tuyến đường Vành đai 3 gồm dự án thành phần 2 (2A, 2B, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch); đoạn Bình Chuẩn - Quốc lộ 22 và Quốc lộ 22 - Bến Lức.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.