TP HCM tập trung 'gỡ vướng' cho các dự án nhà ở xã hội

Trước những khó khăn trong việc triển khai các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, UBND TP HCM đã có chỉ đạo các sở ngành và địa phương liên quan tập trung tháo gỡ các vướng mắc liên quan về công tác đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Theo đó, UBND TP HCM yêu cầu các sở ngành, UBND các quận huyện và TP Thủ Đức khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; đồng thời thực hiện các chỉ đạo của UBND thành phố về triển khai đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.

UBNDTP HCM cũng giao Sở Xây dựng hệ thống các văn bản chỉ đạo của Thường trực UBND thành phố liên quan đến việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để có tham mưu văn bản nhắc nhở, đôn đốc các sở ngành, đơn vị thực hiện.

Sở Xây dựng khẩn trương hoàn thiện cơ sở dữ liệu về tiến độ và quá trình thực hiện của các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố để phổ biến cho các sở ngành, UBND các quận huyện và TP Thủ Đức theo dõi, quản lý hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo xuyên suốt các chỉ tiêu của chương trình, kế hoạch về nhà ở xã hội mà Thành phố đã đề ra; nghiên cứu, tham mưu phân khai chỉ tiêu nhà ở xã hội vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố để có cơ sở phân bổ chi tiêu hàng năm về nhà ở xã hội phục vụ công tác theo dõi, chỉ đạo, quản lý nhà ở xã hội theo quy định.

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở ngành và đơn vị có liên quan trước mắt nghiên cứu xử lý, tháo gỡ đối với nhóm dự án nhà ở xã hội đã có pháp lý rõ ràng, đầy đủ để nhà đầu tư sớm triển khai thực hiện dự án theo quy định.

Đối với nhóm dự án có pháp lý phức tạp, trong đó lưu ý các dự án đang triển khai thi công thì cần nghiên cứu kỹ, tham mưu đề xuất giải pháp xử lý đảm bảo chặt chẽ về trình tự, thủ tục, đúng quy định pháp luật; định kỳ 2 tuần một lần, Văn phòng UBND thành phố bố trí lịch họp để UBND thành phố xem xét chỉ đạo xử lý cho từng dự án cụ thể.

Cùng với đó, Sở Xây dựng tiếp tục hoàn chỉnh báo cáo về dự án nhà ở xã hội sử dụng quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị. Đồng thời, Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, đánh giá lại quá trình triển khai Trình tự thủ tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và dự án đầu tư xây dựng lại nhà chung cư cấp D trên địa bàn TP HCM.

UBNDTP HCM cũng yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn. Cụ thể, dự án chung cư Lê Thành Tân Kiên (giai đoạn 1) ở huyện Bình Chánh, UBND thành phố giao Sở Quy hoạch Kiến trúc khẩn trương rà soát, căn cứ quy định pháp luật hoàn chỉnh nội dung tham mưu về điều chỉnh Đồ án quy hoạch phân khu 1/2000 liên quan đến dự án. Đồng thời, UBND huyện Bình Chánh có ý kiến bằng văn bản gửi Sở Kế hoạch Đầu tư báo cáo UBND TP HCM chấp thuận chủ trương đầu tư theo đúng quy định.

Đối với Dự án chung cư Lê Thành Tân Tạo 2 (quận Bình Tân), lãnh đạo thành phố giao văn phòng UBND thành phố tổng hợp hồ sơ trình UBND thành phố xem xét chấp thuận chủ trương về điều chỉnh Đồ án quy hoạch phân khu 1/2000, liên quan đến dự án theo quy định. Đồng thời, Sở Kế hoạch Đầu tư  rà soát, căn cứ quy định pháp luật xử lý các nội dung liên quan đến thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án theo đúng quy định.

Dự án chung cư Tanimex (quận Bình Tân) được lãnh đạo thành phố giao Sở Quy hoạch Kiến trúc phối hợp với quận Bình Tân xử lý dứt điểm các vướng mắc về điều chỉnh Đồ án quy hoạch phân khu 1/2000 liên quan đến dự án. Dự án nhà ở xã hội số 4 Phan Chu Trinh (quận Bình Thạnh) phục vụ tái định cư cho dự án Rạch Xuyên Tâm, thành phố giao Sở Kế hoạch Đầu tư xử lý các nội dung liên quan đến việc chấp thuận chủ trương đầu tư theo đúng quy định.

Đối với các Dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại phường Hiệp Thành (Quận 12) và dự án nhà ở xã hội tại khu đất phường Tân Thới Nhất (Quận 12), UBNDTP HCM phố giao Sở Xây dựng rà soát, nghiên cứu hình thức đầu tư  mang tính khả thi, phù hợp quy định pháp luật.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.