TP HCM tiếp tục là địa phương dẫn đầu về chỉ số thương mại điện tử

Mới đây, Hiệp hội thương mại điện tử đã có báo cáo về chỉ số thương mại 2019, theo đó TP HCM tiếp tục dẫn đầu, Vietnam Post là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát với tỉ lệ cao nhất trong tình hình dịch vụ giao hàng càng cạnh tranh cao.

Năm 2018 vừa qua cũng đánh đấu nhiều về sự phát triển của TMĐT về qui mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, đầu tư… và cũng là năm sôi động nhất của kinh doanh trực tuyến với tốc độ tăng trưởng đạt trên 30%.

Với điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỉ USD vào năm 2015, nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong ba năm liên tiếp nên quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 lên tới 7,8 tỉ USD. 

Cạnh tranh cao đối với dịch vụ giao hàng

Theo khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, tới nay người bán trên mạng xã hội chủ yếu là hộ gia đình và cá nhân.

Trên phạm vi cả nước Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát được 61% các đơn vị bán hàng trực tuyến thuê, tiếp đó là Công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) với tỉ lệ là 25%.

Đây là tỉ lệ tương ứng cho EMS, giao hàng nhanh và giao hàng tiết kiệm là 5%, 1% và 1%, ngoài ra, các đơn vị chuyển phát khác chỉ chiếm 13%. Như vậy Viettel Post đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bán lẻ trực tuyến trên phạm vi cả nước.

Đáng chú ý, theo khảo sát, mức độ cạnh tranh  giữa các doanh nghiệp chuyển phát rất cao đặc biệt ở TP HCM.

Tại Hà Nội, số đơn vị thuê VietNam Post là 20%, Viettel Post là 52%, EMS là 4%, giao hàng nhanh ở mức 10%, giao hàng tiết kiệm là 9% và các doanh nghiệp chuyển phát khác là 20%.Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30%, thì năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỉ USD. 

Bà Đặng Thúy Hà đại diện Nielsen Việt Nam chia sẻ trong buổi báo cáo: "Xu hướng thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, dư địa còn rất nhiều. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam cũng gặp nhiều rào cản. Do đó, chúng ta cần phải có chiến lược để phát triển…", bà Hà nói.

TP HCM tiếp tục là địa phương dẫn đầu về chỉ số thương mại điện tử - Ảnh 1.

Phiên thảo luận tại buổi toàn cảnh thương mại điện tử 2019. (Ảnh: Hương Nguyễn).

Xu hướng chênh lệch về sự phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giữa nhóm các địa phương phát triển so với nhóm các địa phương chậm phát triển đang tăng dần

Khoảng cách lớn giữa hai chỉ số thành phần là nguồn nhân lực và hạ tầng, giao dịch kinh doanh giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B) của TP HCM so với điểm số trung bình trong cả nước.

Đứng thứ hai là Hà Nội với điểm tổng hợp là 84,3 điểm và cao hơn 4,5 điểm so vưới năm trước.

Năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp Hải Phòng vươn lên đứng vị trí trong top ba cả nước về Chỉ số TMĐT, hai vị trí tiếp sau đó vẫn là Đà Nẵng và Bình Dương.

Nhìn chung top 5 tỉnh thành xếp đầu bảng năm 2019 vẫn tiếp tục duy trì không có sự thay đổi nào.

Theo ông Nguyễn Kì Minh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin Bộ Công Thương cho biết các chỉ số trọng điểm này phản ánh tầm quan trong việc thúc đẩy TMĐT hiện nay vẫn đang thiên về đẩy mạnh giao dịch kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng (B2C) và B2B.

TP HCM tiếp tục là địa phương dẫn đầu về chỉ số thương mại điện tử - Ảnh 2.

Bảng xếp hạng chỉ số thương mại điện tử năm 2019. (Ảnh: Hương Nguyễn).

Tuy nhiên, mặc dù là top 5 tỉnh thành xếp đầu nhưng khoảng cách giữa TP HCM và Hà Nội với ba tỉnh còn lại cũng rất lớn, điển hình là khoảng cách  giữa Hà Nội (xếp thứ 2) với Hải Phòng (xếp thứ 3) lên tới 24,7 điểm.

Theo đó, năm nay Hải Phòng  đứng thứ ba với điểm số là 59,6 điểm và tăng 4,7 điểm so với năm trước, nhưng mức độ chênh lệch giữa các điểm chỉ số thành phần của Hải Phòng với các điểm trung bình không cao như Hà Nội và TP HCM.

Đứng thứ tư là thành phố Đà Nẵng với 57,5 điểm và tăng 3,4 điểm so với năm trước, Bình Dương tiếp tục đứng thứ 5 trong Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử năm 2019 với số điềm bình quân là 54 điểm và tăng 3,6 điềm so với năm trước.

Điểm trung bình của chỉ số TMĐT năm 2019 là 40,3 điểm và tăng 2,8 điềm so với năm 2018.

Cách biệt giữa điểm trung bình của 5 nhóm địa phương thấp nhất (29 điểm) và trung bình của 5 nhóm địa phương cap nhất (64,8 điềm) lên tới 39,5 điểm, cao hơn khoảng cách 36,7 điểm của năm 2018, 36 điểm của năm 2017, 30,5 điểm của 2015, 20,3 điểm năm 2014 và 18 điểm năm 2013.


Thương mại điện tử: “Cuộc đua” giành thị phần doanh thuThương mại điện tử: “Cuộc đua” giành thị phần doanh thu Mập mờ tên gọi nước mắm - nước chấm trên các gian hàng thương mại điện tử của Tiki, Lotte…Mập mờ tên gọi nước mắm - nước chấm trên các gian hàng thương mại điện tử của Tiki, Lotte… Nước mắm - nước chấm đã được trả lại tên trên trang thương mại điện tử Việt NamNước mắm - nước chấm đã được trả lại tên trên trang thương mại điện tử Việt Nam
chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.