![]() |
Mội đoạn xa lộ Hà Nội bị bụt mù mịt vào những ngày nắng. |
Hầu hết chất thải được xử lý
Trong đó ô nhiễm do giao thông được xác định là nguyên nhân chính với gần 8 triệu phương tiện (ô tô, xe máy) hoạt động.
Theo TP, kết quả quan trắc chất lượng không khí tại các khu vực dân cư cũng như khu vực có hoạt động sản xuất công nghiệp đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên tại 12 nút giao thông chính, chỉ tiêu về bụi và tiếng ồn đều vượt mức cho phép.
Với chất lượng nước, hiện TP đang phát sinh 1,2 triệu m3 nước thải/ngày nhưng chỉ xử lý được khoảng 13,2%, do đó đây cũng được xác định là nguyên nhân gây ô nhiễm chính cho hệ thống kênh rạch tại TP.
Về nước thải công nghiệp, TP cho biết vấn đề này đang được kiểm soát tương đối tốt với nhiều nhà máy xử lý tập trung tại các khu công nghiệp, trong khi các cơ sở sản xuất bên ngoài được cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra.
Riêng về nước thải y tế, dù 100% các bệnh viện, phòng khám đã có hệ thống xử lý nước thải theo quy định, nhưng TP thừa nhận chất lượng nước của các đơn vị sau xử lý đôi khi chưa đạt. TP cũng cho biết đang hướng đến mục tiêu 100% nước thải y tế được thu gom.
Đề cập đến chất thải rắn sinh hoạt, TP thống kê rằng hiện mỗi ngày phát sinh khoảng 8.300 tấn. Trong khi chất thải rắn công nghiệp phát sinh khoảng 1.700 tấn/ngày, và rác thải y tế nguy hại khoảng 22 tấn/ngày.
Nhận định về việc xử lý các loại chất rắn nói trên, TP khẳng định hầu hết được thu gom và xử lý bằng nhiều cách khác nhau, nhưng vẫn còn hiện tượng đổ trộm ra nơi công cộng, hoặc vứt xuống kênh rạch.
TP đang lắp đặt các thùng rác có hai ngăn chứa hữu cơ và vô cơ tại đường Nguyễn Huệ. |
Chương trình phân loại rác chưa hiệu quả
Cũng theo TP, từ năm 2014 đến nay nơi này đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và xử phạt các hành vi vi phạm. Riêng Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra 1.460 cá nhân, tổ chức và ban hành 814 quyết định xử phạt với số tiền hơn 98 tỉ đồng.
TP đã thực hiện phân loại rác tại nguồn từ năm 1998 thông qua các dự án nhỏ của một số tổ chức phi chính phủ, với mục đích tạo thói quen và hình thành ý thức của người dân về lĩnh vực này. Tới năm 2015 chương trình này được nhân rộng tại một số khu thuộc các quận 1, 3, 5, 6, 12.
Kết quả sau đó cho thấy ở quy mô dưới 200 hộ, tỉ lệ phân loại đạt từ 70 – 90%, nhưng khi mở rộng ra tới 1 phường, hoặc 1 tuyến đường thì chỉ còn từ 23 – 50%.
Bị tố gây ô nhiễm, Giám đốc nhà máy gạch nói: 'Dân làm đơn kiện đi' |
Nhận định về việc này, TP cho rằng người dân chưa chủ động mà còn phụ thuộc nhiều vào tuyên truyền.
“Khi giảm tần suất tuyên truyền thì tỉ lệ người dân thực hiện phân loại sẽ giảm. Ngoài ra do thực hiện không đồng bộ nên có so sánh giữa các hộ dân tham gia và không tham gia” – báo cáo nêu.
Đồng thời một số đường dây rác dân lập miễn cưỡng tham gia và không thực hiện đúng hướng dẫn về thời gian và tần suất thu gom. Khối lượng chất thải rắn thực phẩm sau khi phân loại cũng khá ít nên người thu gom phải kết hợp với rác chợ, do đó làm giảm hiệu quả của chương trình.
Đánh giá về chương trình này tại cuộc họp của HĐND mới đây, PGS, TS – Lê Văn Khoa Trưởng khoa Môi trường Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cho rằng Sở Tài nguyên và Môi trường đã bị báo chí đổ tiếng “oan” khi cho rằng người dân phân loại nhưng đến khi thu gom các đơn vị lại đổ chung vào một xe.
“Nói như vậy là sai. Mục tiêu của dự án là làm sao để người dân biết phân chia làm hai loại, chứ không nói rác sau phân loại phải được tái chế đúng (theo cách đã phân loại)” – TS Khoa cho hay.
![]() |
Đắk Lắk: Dân bức xúc vì bãi rác gây ô nhiễm môi trường
Nhiều người dân bức xúc khi phải sống cạnh bãi rác với mùi hôi thối nồng nặc, khói phủ trắng trời gây ảnh hưởng đến ... |