Phòng Chính trị tư tưởng thuộc Sở GD-ĐT TPHCM là đơn vị tham mưu ra văn công văn. Trước phản ứng nhiều chiều của dư luận về việc tuyên truyền lòng dũng cảm truy bắt tội phạm của "hiệp sĩ" đường phố và kêu gọi ủng hộ quyên góp trong trường học, lãnh đạo Phòng Chính trị tư tưởng khẳng định, công văn này mang tính tuyên truyền, không có nghĩa là cổ súy học sinh làm theo các hiệp sĩ.
Văn bản của Sở GD-ĐT TPHCM về tuyên truyền lòng dũng cảm của "5 hiệp sĩ đường phố". |
Lãnh đạo này cho biết, hành động của các hiệp sĩ thể hiện lòng dũng cảm, sống vì người khác. Qua hình ảnh, sự việc thực tế có ý nghĩa giáo dục thái độ của học sinh về lòng dũng cảm cũng như cả cái xấu, cái sai trong cuộc sống. Chủ trương của ngành giáo dục là lấy những tấm gương, câu chuyện có thật trong đời sống, những vấn đề thời sự nhằm giáo dục đạo đức, hình thành thái độ sống cho các em. Điều này không đồng nghĩa với việc ủng hộ các em làm theo.
Đối với việc các em thể hiện thái độ này như thế nào cho hợp lý, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật, quy tắc, kỹ năng... thì trong việc tuyên truyền, thầy cô ở trường sẽ có những hướng dẫn cụ thể. Còn đối với việc quyên góp là trên tinh thần tự nguyện, nhằm giúp đỡ gia đình và con em của các hiệp sĩ gặp nạn đang trong tuổi đi học.
Trước đó, vào ngày 17/5, Sở GD-ĐT TPHCM ra văn bản về tuyên truyền giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên về tinh thần dũng cảm hy sinh vì người khác thông qua hình ảnh 5 "hiệp sĩ đường phố" bị thương vong sau vụ bắt cướp xảy ra trên địa bàn.
Đại diện Ban Thường vụ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thăm một trong những hiệp sĩ bị thương trong vụ việc xảy ra vừa qua tại TPHCM |
Theo hướng dẫn của Sở, các trường học thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ, các hoạt động của nhà trường tổ chức tuyên truyền giáo dục học sinh, sinh viên tinh thần dũng cảm của 5 hiệp sĩ trong việc truy bắt tội phạm.
Ngoài ra, các đơn vụ có vận động các tổ chức Đoàn thể nhà trường tự nguyện quyên góp giúp đỡ nhằm động viên, chia sẻ kịp thời đối với các hiệp sĩ và gia đình trước những khó khăn trước mắt.
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều người, việc tuyên truyền mà nội dung tuyên truyền đó được gọi tên, nhận diện cụ thể là tinh thần dũng cảm của 5 "hiệp sĩ đường phố", lại hướng dẫn tổ chức dưới cờ, dưới các hoạt động tuyên truyền... đã đồng nghĩa với việc gương. Dù muốn hay không thì việc này cũng mang ý nghĩa đưa ra một mẫu hình ảnh để học sinh học tập.
Tranh cãi về yêu cầu giáo dục lòng dũng cảm của 'hiệp sĩ' dưới cờ
Sở GD&ĐT TPHCM vừa có yêu cầu các đơn vị trường học tuyên truyền, giáo dục học sinh, sinh viên tinh thần dũng cảm của ... |
Học sinh không phải là đối tượng tuyên truyền truy bắt tội phạm
Sở Giáo dục - Đào tạo (GD ĐT) TPHCM ra văn bản gửi các đơn vị trực thuộc, thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ, ... |
TP.HCM nêu gương 'hiệp sĩ' đường phố anh dũng truy bắt tội phạm
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa ra văn bản gửi các trường giáo dục học sinh, sinh viên về lòng dũng cảm truy bắt tội phạm của ... |