Trả học phí, sinh viên mới có trách nhiệm!

Miễn học phí cho sinh viên sư phạm cả của cho và cách cho đều không thể hiện chính sách ưu tiên nhà giáo. Bởi của cho không đủ cho các trường hoạt động, còn cách cho thì không khuyến khích người học.
tra hoc phi sinh vien moi co trach nhiem 'Bỏ ngay lập tức chính sách miễn học phí sư phạm'
tra hoc phi sinh vien moi co trach nhiem Bên trong ngành học có điểm chuẩn cao nhất các trường sư phạm
tra hoc phi sinh vien moi co trach nhiem Chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đã lạc hậu, lỗi thời
tra hoc phi sinh vien moi co trach nhiem
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Chính sách tín dụng riêng cho sinh viên sư phạm

Vấn đề ở đây không phải là học phí vì học phí trong tất cả các trường đại học ở các nước phát triển chỉ chiếm khoảng 40 - 60% chi phí đào tạo cho một sinh viên (SV). Căn cứ của học phí phải dựa trên chi phí đào tạo một SV trong 4 năm.

Giả sử chi phí là 100 thì phần đóng góp từ học phí là 40 - 60, phần còn lại sẽ là của nhà trường (thông qua các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, dịch vụ cộng đồng...) và phần đầu tư của nhà nước, sự hiến tặng của các tổ chức cá nhân...

Suất đầu tư cho một đơn vị đào tạo sư phạm hiện nay phải ngang bằng với mức thu học phí của các trường đang được tự chủ tài chính, tức là trong khoảng 20 - 25 triệu đồng/SV thì mới có thể đào tạo giáo viên một cách tử tế và mức đầu tư này sẽ tăng hằng năm.

SV phải chi trả học phí. Khi là người chi trả học phí thì trách nhiệm với việc học tập của SV mới cao. Tuy nhiên, mức học phí cao như đề xuất sẽ là khó khăn với người học, nhất là khi lương và các chính sách cho nhà giáo như hiện nay không thu hút người học. Những gia đình khó khăn cũng không thể có kinh phí để đóng.

Vì vậy, Chính phủ cần có một chính sách tín dụng ĐH chung và một tín dụng dành cho SV các trường sư phạm. SV được vay tín dụng để đóng học phí cùng các chi phí khác trong suốt thời gian học.

Học phí sẽ được hoàn trả sau khi SV nhận nhiệm sở nếu cam kết phục vụ giáo dục trong thời gian 5 năm (đi đôi với cam kết làm việc theo sự phân công của ngành).

Cần lộ trình phù hợp

Không miễn học phí cho SV sư phạm sẽ có thể là một cú sốc lớn, có thể gây hại cho xã hội. Vì thế cần có lộ trình cụ thể cùng với việc ra đời một chính sách mới có khả năng thu hút người tài vào ngành sư phạm. Chẳng hạn có chế độ tặng học phí cho SV sư phạm và trao học bổng cho những SV xuất sắc. Kèm theo là những thay đổi trong chính sách giáo dục, đặc biệt chính sách với người dạy.

Việc này có thể làm được vì trong vòng 5 - 10 năm tới, với tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0, số lượng nhà giáo có thể giảm đi rõ rệt.

Không thu hút người giỏi và học sinh nông thôn

Những đề xuất nêu trên xuất phát từ thực tế hiện nay như Báo Thanh Niên đã thông tin trong số báo ra ngày 14.12 rằng chính sách miễn học phí cho SV sư phạm đã không còn phù hợp với thực tế.

Năm 1998, Chính phủ ra nghị định về việc miễn học phí cho SV ngành sư phạm. Tại thời điểm ra đời, nghị định này là niềm vui đối với nhiều học sinh và phụ huynh muốn con em mình trở thành thầy cô giáo. Trước năm 2000, học phí là 1,8 triệu đồng/SV/năm - nhưng đối với nhiều gia đình nông thôn và ngay cả với những gia đình nghèo khó sống trong khu vực đô thị thì đây cũng là gánh nặng không nhỏ.

Số liệu thống kê số SV trúng tuyển trong 20 năm qua tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho thấy tỷ lệ SV nông thôn vào học tăng không đều, có năm số SV khu vực nông thôn chiếm tới 65%/tổng số SV trúng tuyển.

Nếu tính hồ sơ đăng ký dự tuyển vào trường thì từ năm 2004 - 2009, số thí sinh đăng ký nguyện vọng vào trường ở khu vực nông thôn chiếm 72 - 76%, cao hơn mức dân sinh sống ở khu vực nông thôn cùng thời kỳ đến hơn 5%. Điều này là khá đặc biệt, bởi số học sinh trong độ tuổi đi học của khu vực nông thôn học hết THPT ở nước ta thấp hơn nhiều so với đô thị.

Tuy nhiên, trong vòng 10 năm gần đây, tỷ lệ SV khu vực nông thôn nhập học vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM không cao hơn các trường khác, trong đó có Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Đặc biệt từ năm 2014 - 2017 tỷ lệ này còn thấp hơn. Chẳng hạn năm 2014 tỷ lệ này ở Trường ĐH Kinh tế là 47,4%, sư phạm 46,21%. Năm 2017 là 47,59% và 45,50%.

Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng chính sách này đã trở nên lỗi thời, không còn sức sống và không có khả năng thu hút học sinh. Những người thuộc nhóm ý kiến này cho rằng học phí thu khoảng 7,5 - 8 triệu đồng ở các trường sư phạm hiện nay không còn là điều mà gia đình SV phải lo lắng. Hơn nữa, chính việc “cho không” học phí đã dẫn đến một sự ỷ lại từ SV khiến không có sức phấn đấu vì cho rằng mình không tốn học phí. Một số chuyên gia cho rằng, miễn học phí cho SV sư phạm là một sự không công bằng với tất cả những SV.

Chính sách hiệu quả trong 10 năm

Cho đến hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào ở VN về việc tại sao học sinh vùng nông thôn lại lựa chọn nghề dạy học trong những năm 1998 -2008 nhiều tương đương hoặc cao hơn tỷ lệ dân cư nông thôn/tổng số dân. Chính sách học phí có thể là câu trả lời cho tình trạng này. Miễn học phí chính là giảm gánh nặng chi tiêu cho các gia đình có con em theo học trong các khoa/trường sư phạm.

Ý kiến:

Tăng lương thay vì miễn học phí

Tôi mong muốn thay vì được cấp bù học phí thì có thể sử dụng số tiền đó để tăng lương sau khi tôi đi dạy.

Đào Ngọc Phúc (SV Khoa Tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)

Nhiều bất cập

Chính sách này hiện đang có nhiều bất cập. Ví dụ trong lớp tôi hiện có trên 40 SV nhưng người thực sự đam mê với nghề giáo chưa tới 10 người. Có nhiều người trúng tuyển do thi rớt ngành khác, chỉ “tá túc” tạm thời trong thời gian chờ thi lại. Cho nên có những người được hưởng ưu đãi nhưng không xứng đáng. Chính sách này vẫn nên duy trì nhưng cần được quản lý, giám sát chặt chẽ hơn để ưu tiên cho người thực sự muốn theo đuổi nghề.

Hà Bảo Sơn (SV ngành sư phạm sinh học Trường ĐH Sài Gòn)

Cần thiết với SV nghèo

Tôi rất tâm huyết nghề giáo, năm nay tôi đã 30 tuổi và đã phải thi nhiều lần mới vào được trường này. Tôi cho rằng chính sách này rất cần thiết với SV nghèo, nhờ chính sách này tôi mới có thể theo học.

Nguyễn Thái Bình (SV ngành quản lý giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)

Không đi dạy phải đền bù kinh phí

Tôi rất yêu thích nghề giáo, nhờ chính sách miễn giảm học phí nên tôi mới có điều kiện đi học vì hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Tuy nhiên, tôi cho rằng nhà nước không nên chu cấp học phí cho những người học mà ra trường không đi dạy. Tôi đề nghị tiếp tục miễn học phí nhưng thực hiện tốt hơn khâu đền bù kinh phí nếu không thực hiện đúng cam kết.

Đặng Hoàng Song Phương (SV ngành sư phạm ngữ văn Trường ĐH Sài Gòn)

Hà Ánh (ghi)

tra hoc phi sinh vien moi co trach nhiem 'Bỏ ngay lập tức chính sách miễn học phí sư phạm'

"Phải bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm" - đề xuất này được đưa tại Hội thảo Tác động của chính ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.