Trại phong Đá Bạc: Nơi phận người bị bỏ quên chốn nhân gian

Cách Hà Nội khoảng 50km, trại phong Đác Bạc (Sóc Sơn) bỏ hoang nhiều năm nay vẫn là nơi nương náu của nhiều phận người cô đơn cả nửa thế kỷ.
trai phong da bac noi phan nguoi bi bo quen chon nhan gian
Trại phong Đá Bạc bỏ hoang từ năm 2013. Hiện có 3 bà cụ sống thường xuyên tại đây. Ảnh: Di Linh

Nửa thế kỷ bị người đời xa lánh

Mới đây, trong một lần đi công tác tại Sóc Sơn (Hà Nội), chúng tôi có dịp ghé thăm trại phong Đá Bạc (xã Minh Phú, xây dựng khoảng năm 1950) - nơi những bệnh nhân bị bênh phong sống quẩn quanh với dãy nhà hoang, tách biệt với cuộc sống bên ngoài trong những ngày tháng cuối cuộc đời.

Từ QL2 rẽ theo biển chỉ đường vào Việt phủ Thành Chương hướng về Sân Golf Hà Nội, chúng tôi phải hỏi đường khá nhiều và cuối cùng là men theo con đường đất đỏ heo hút phía sau một nghĩa trang dưới chân đồi mới đến được trại phong Đá Bạc.

"Cu, Gái, Hổ... về ngay" - một người đàn bà tóc bạc cất tiếng gọi khi chúng tôi dựng xe máy bên hông dãy nhà cấp 4 quét vôi vàng ảm đạm như tàn tích của thời gian.

"Cu, Gái, Hổ" là 3 con chó được các nhóm tình nguyện tặng - 3 người bạn của bà Nguyễn Thị Sợi (71 tuổi), người đã gắn với trại phong Đá Bạc cả nửa thế kỷ.

"Giờ chỉ còn tôi và hai bà nữa sống thường xuyên ở đây thôi. Mấy bà khác ở gần đây có con cháu đón về. Thi thoảng mới lên thôi", bà Sợi phân trần.

trai phong da bac noi phan nguoi bi bo quen chon nhan gian
Bà Sợi, người gắn bó với trại phong Đá Bạc cả nửa thế kỷ. Ảnh: Di Linh

Đang thời thiếu nữ (17 tuổi), bà Sợi mắc bệnh phong. Bấy giờ, căn bệnh này như lời tuyên án cho tuổi thanh xuân của bà. Bị người nhà, láng giềng hắt hủi, bà Sợi đã phải gắn bó quãng đời còn lại với trại phong ở Vĩnh Phúc và rồi là Đá Bạc đến bây giờ.

"Năm 2013, trại phong dời đi nơi khác. Một số người chúng tôi ở lại... Sống ở đây mãi cũng quen rồi", cụ Sợi cười, nụ cười như không vương vấn nhân gian.

'Bệnh' thèm giao tiếp với người

Câu chuyện của chúng tôi dang dở khi một nhóm sinh viên dưới Thủ đô chạy xe máy hơn 50 cây số lên trại phong. Bà Lê Thị Liên (81 tuổi) cũng được một cậu sinh viên đẩy xe lăn, đưa ra ngoài từ căn phòng tách biệt cuối dãy nhà bỏ hoang.

"Năm 19 tuổi tôi bị phong khi bố mẹ và em trai đã qua đời. Người ta sợ và thậm chí là không dám đi qua ngõ nhà tôi. Và rồi, tôi được đưa lên trại phong Quả Cảm (Bắc Ninh)...", bà Liên ngậm lùi lau nước mắt.

Năm 25 tuổi, bà Liên kết hôn với một người đàn ông ở trại phong và có một người con trai. Người con được cho người khác nhận nuôi khi 7 tuổi để tránh tai tiếng về bệnh phong.

trai phong da bac noi phan nguoi bi bo quen chon nhan gian
Bà Liên với những ngón tay bị căn bệnh phong quái ác ăn mòn. Ảnh: Di Linh

Không niềm vui, không hy vọng và không cả tương lai, bà Liên lặng lẽ trong thế giới của chính mình dù rằng người ta cũng không còn hắt hủi, ghê sợ bệnh phong như xưa.

Định hỏi về người con trai của bà, nhưng chúng tôi kịp dừng lại vì chợt thấy mình nhẫn tâm khi "xới đi, xới lại" những nỗi đau. Không xa kia, tiếng cười của mấy cô cậu sinh viên đang nhóm bếp củi, rán bánh khoai, bánh chuối kéo chúng tôi về hiện thực.

Bánh chín, bà Liên, bà Sợi, bà Oanh quây quần cùng nhóm sinh viên. Những ngón tay bị căn bệnh quái ác ăn mòn run rẩy cầm chiếc bánh. Và, các bà vui lắm!

"Lần trước tụi nhỏ lên, tôi bảo bà thèm ăn bánh bột mỳ", bà Sợi nói.

Chiều buông xuống, nhóm sinh viên quay về Hà Nội trong những cái vẫy tay, những lời hứa. Dãy nhà của trại phong Đá Bạc thêm cô quạnh và lạnh khi hơi sương tỏa ra từ ngọn đồi kế bên.

trai phong da bac noi phan nguoi bi bo quen chon nhan gian
Những phận già cô đơn nơi trại phong bỏ hoang. Ảnh: Di Linh

"Buồn lắm cháu ạ! Tụi nhỏ phải về, phải đi học. Tụi nó ở chơi ít quá, vẫn... 'thèm'!", bà Sợi nói trong ánh mắt đượm buồn.

Rồi chúng tôi cũng phải ra về. Về Hà Nội phồn hoa với ánh đèn rực rỡ, với hàng giờ kẹt xe, với những gương mặt xa lạ vội vã lướt qua.

Về Hà Nội, nhưng hình bóng những cụ bà tóc bạc, lặng lẽ nhìn theo bóng xe máy trên con đường đất đỏ dưới chân đồi vẫn luôn ở trong tâm trí chúng tôi.

trai phong da bac noi phan nguoi bi bo quen chon nhan gian Nhà công nhân bỏ hoang: Nộp hồ sơ gần 3 năm chưa được duyệt

Một công nhân KCN Bắc Thăng Long cho biết, anh có nộp hồ sơ xin vào khu nhà ở dành cho công nhân nhưng gần ...

trai phong da bac noi phan nguoi bi bo quen chon nhan gian Công nhân ngày phu hồ, tối ngủ... biệt thự bạc tỷ

Nhiều khu biệt thự bạc tỷ, nhà liền kề bị bỏ hoang ở Hà Nội thành nơi sinh sống của hàng trăm công nhân xây ...

trai phong da bac noi phan nguoi bi bo quen chon nhan gian Cận cảnh 3 tòa nhà 15 tầng xây phục vụ công nhân nhưng... bỏ hoang

Tại KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội), có 3 tòa nhà 15 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở thí điểm phục ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.

chọn
Một tập đoàn Đài Loan với 30 doanh nghiệp vệ tinh dự báo sắp kéo về KCN Châu Đức, vừa trả trước cho SZC gần 400 tỷ đồng
Quý III vừa qua, SZC đã nhận 359 tỷ đồng tiền thuê đất từ Electronic Tripod. Theo ước tính của BSC, có 30 doanh nghiệp phụ trợ theo Tập đoàn Tripod cũng có nhu cầu thuê đất tại KCN Châu Đức. Nhờ đó, SZC có thể sẽ cho thuê thêm 30 - 40 ha đất trong 2 năm tới.