TP HCM: Tranh chấp chuyển nhượng vốn góp vào khu 'đất vàng' 29.000 m2 ở quận 7

Chấp nhận yêu cầu của HDTC, cả hai cấp toà giao công ty này quản lí 80% vốn góp của P&D và LVC cho đến khi có người kế thừa, thụ hưởng các phần vốn góp khu "đất vàng" ở quận 7 (TP HCM).

TAND Cấp cao tại TP HCM ngày 11/9 mở phiên tòa phúc thẩm, tuyên y án vụ tranh chấp quyền sở hữu doanh nghiệp và sở hữu dự án theo hợp đồng liên doanh giữa nguyên đơn là Công ty Cổ phần phát triển và kinh doanh nhà (HDTC) và bị đơn là Công ty DWS Star Bridge Limited Liability (gọi tắt là DWS).

the mark

Dự án The Mark khởi công từ 2008 nhưng đến nay vẫn chưa thể "thành hình". (Ảnh: Thanh Niên).

Theo đó, giao dịch chuyển nhượng vốn góp của 2 công ty nước ngoài là Công ty P&D Korea Co P&D Korea Co., Ltd (P&D) và Lucky Vietnam Construction Co., Ltd (LVC) được cho DWS là vô hiệu. Cấp phúc thẩm tiếp tục giao quyền cho HDTC tiếp tục quản lí 80% vốn góp của P&D và LVC cho đến khi có người kế thừa, thụ hưởng các phần vốn góp nêu trên theo đúng pháp luật.

Theo nội dung vụ án, HDTC (20% vốn góp) liên doanh với 2 công ty Hàn Quốc là P&D và LVC cùng thành lập Công ty TNHH Quy hoạch và phát triển nhà Việt Nam - Hàn Quốc (Công ty Housing). Công ty mới này nhằm thực hiện dự án khu nhà thương mại và chung cư The Mark, trên khu "đất vàng" có diện tích hơn 29.000 m2 tại khu dân cư Tân Mỹ (đường Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7).

Năm 2015, P&D và LVC bị tuyên bố phá sản theo quyết định của tòa án tại Hàn Quốc. Một năm sau, quản tài viên được tòa án Hàn Quốc chỉ định đã nhân danh P&D và LVC kí các hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của 2 công ty Hàn Quốc trong Công ty Housing cho DWS.

Đến ngày 21/4/2016, Phòng đăng kí kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư TP HCM cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp (thay đổi lần 2) cho Công ty Housing. HDTC không đồng ý nên đã khởi kiện, yêu cầu tòa án Việt Nam không công nhận việc chuyển nhượng vốn của P&D và LVC cho DWS.

Cả 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm tại tòa án Việt Nam sau đó xét xử, đều chấp nhận các yêu cầu khởi kiện mà HDTC đưa ra. Theo tòa, Công ty Housing và công ty liên doanh được thành lập tại Việt Nam nên phải hoạt động theo điều lệ và luật Doanh nghiệp của Việt Nam. Trong khi đó, luật Doanh nghiệp quy định việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên trong công ty phải thực hiện theo hình thức chào bán cho thành viên còn lại trong thời hạn nhất định hoặc chào bán cho người khác không phải là thành viên nếu thành viên còn lại không mua.

Dựa vào tài liệu các đương sự cung cấp, P&D và LVC chuyển nhượng vốn góp nhưng không có văn bản yêu cầu Công ty Housing mua lại vốn góp và cũng không chào bán cho thành viên còn lại là HDTC là vi phạm điều lệ công ty, vi phạm luật Doanh nghiệp nên hợp đồng chuyển nhượng vốn góp giữa của P&D và LVC cho DWS vô hiệu…

Trước phán quyết này, phía DWS cho biết sẽ làm đơn đề nghị giám đốc thẩm. Bởi, công ty này cho rằng việc 2 cấp tòa giao HDTC quyền quản lí 80% vốn góp họ đã nhận chuyển nhượng đã ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.