Trao quyết định cho Tân Chủ tịch PVN, Thủ tướng nói: 'Lửa thử vàng, gian nan thử sức...'

Sáng nay (3/1), trực tiếp trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho ông Trần Sỹ Thanh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao một số nhiệm vụ cho Tân Chủ tịch PVN. Thủ tướng cũng nhắn nhủ tập thể lãnh đạo PVN ở thời điểm này là: "Lửa thử vàng, gian nan thử sức"

trao quyet dinh cho tan chu tich pvn thu tuong noi lua thu vang gian nan thu suc
Tân Chủ tịch PVN cam kết sẽ cùng ban lãnh đạo PVN tập trung chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, hoàn thành nhiệm vụ Thủ tướng giao

 

Tại lễ trao quyết định, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, PVN có truyền thống và đội ngũ dày dạn, lịch sử tốt đẹp đóng góp, nhiều cá nhân hết sức xuất sắc, lao động quên mình.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nói, trong quá trình hoạt động của PVN cũng đã có những vấp váp, trả giá do chủ quan, nóng vội, một số cá nhân phải trả giá có liên quan trong việc quản lý, điều hành tập đoàn. Đây là điều đáng đau buồn vì Đảng và Nhà nước mất một số cán bộ tại PVN.

"Cùng với khó khăn ở thế giới, giá dầu suy giảm nhiều năm, càng khó khăn. Vượt qua những khó khăn khách quan, chủ quan, PVN với truyền thống tốt đẹp, với những người còn đang làm việc, đang chiến đấu ở PVN, năm 2017 trong bối cảnh khó khăn vậy vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, thực hiện vượt mức sản lượng dầu thô và khí so với kế hoạch được giao, thu ngân sách giữ được nhiệm vụ, trong mặt bằng chung đời sống của cán bộ công nhân viên cũng giữ được bình thường, không có đơn vị nào bị thiếu lương", Thủ tướng ghi nhận.

Do đó, theo Thủ tướng, trong bối cảnh phức tạp như trên, lãnh đạo Đảng và Chính phủ đã ghi nhận những nỗ lực của PVN trong 2 năm đầy biến động, là đơn vị chủ công trong đóng góp. Mặc dù chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN có một số ứng cử viên nhưng ở Tập đoàn vẫn đoàn kết…

"Lửa thử vàng, gian nan thử sức, các đồng chí đã cố gắng giữ gìn quan hệ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của Tập đoàn. Đảng, nhà nước đã thấy được sự cố gắng này", Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng cho biết, xét trên các khía cạnh, nên Đảng và Chính phủ đã cử đồng chí Trần Sỹ Thanh – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng về nhận nhiệm vụ Chủ tịch tập đoàn này..

"Đồng chí Thanh đã kinh qua nhiều cương vị khác nhau, khi tham gia Trung ương, từ dự khuyết lên chính thức….đã qua các nơi đầu sóng, ngọn gió và kỳ vọng đóng vai trò Chủ tịch về khi có nhiều biến động về tư tưởng. Ở vai trò quan trọng, hạt nhân, với kinh nghiệm bản lĩnh và tình cảm cách mạng chân thành của đồng chí Thanh, PVN sẽ đoàn kết quyết tâm hơn nữa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà đảng và nhà nước giao cho", Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng cho rằng, đây là vinh dự to lớn những cũng nặng nề của ông Trần Sỹ Thanh với PVN, với ngành Công Thương, với đất nước.

Tại lễ trao quyết định, Thủ tướng cũng đã giao cho tân Chủ tịch PVN và tập thể lãnh đạo PVN và các đơn vị thành viên một số nhiệm vụ quan trọng.

"Chúc anh Thanh với cương vị mới quan trọng, cùng với ban Tổng giám đốc vận hành tốt nhiệm vụ dược giao. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nặng nề. Việc có chủ tịch mới không làm giảm nhiệm vụ của cơ quan tổng giám đốc, mà phải hợp tác nhau đề cùng hoàn thành nhiệm vụ", Thủ tướng nói.

Đáp lại kỳ vọng của Thủ tướng, ông Phạm Sỹ Thanh, tân Chủ tịch PVN cũng phát biểu, cảm ơn những ghi nhận của lãnh đạo Đảng, Chính phủ với những cố gắng của Tập đoàn PVN thời gian qua và cam kết sẽ cùng tập thể lãnh đạo Tập đoàn này hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ giao trong thời gian tới.

Các nhiệm vụ Thủ tướng giao cho Tân Chủ tịch PVN Trần Sỹ Thanh và ban lãnh đạo PVN tại lễ trao quyết định:

Tại lễ trao quyết định, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo PVN và các đơn vị thành viên tiếp tục đoàn kết thống nhất, vượt qua mọi khó khăn, để hoàn thành nhiệm vụ Đảng và nhà nước giao cho PVN, củng cố đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ tinh. Theo ông, với cán bộ thì ngoài phẩm chất, năng lực thì vấn đề đoàn kết, tập hợp đội ngũ là rất quan trọng nên hy vọng kinh nghiệm của ông Thanh sẽ giúp vượt qua khó khăn, khắc phục được tổn thất lớn mà vừa qua ngành dầu khí đã phải trả giá. Có những giải pháp trước mắt và dài hơn hơn để phát triển.

Thủ tướng cũng đề nghị lãnh đạo PVN chỉ đạo và phát triển PVN theo chiến lược và Nghị quyết 41. "Nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước rất lớn. 1 triệu tấn dầu chiếm 0,25% GDP, 1 triệu tấn thép chỉ chiếm 0,018% GDP. Trước dầu khí chiếm 30% ngân sách quốc gia, nay không đạt nhưng vẫn rất quan trọng. Phải đẩy mạnh kinh doanh, giảm chi phí", Thủ tướng nói.

Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo PVN còn có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai các dự án dầu khí trên vùng biển xa, bảo vệ chủ quyền. Ông cũng đề nghị tân Chủ tịch PVN rà soát cơ cấu nguồn lực, các doanh nghiệp cổ phần hoá, trình Thủ tướng đề án tái cơ cấu ngành dầu khí tới năm 2020. Thủ tướng nói: "Cổ phần hoá, để bộ máy tinh gọn hơn chứ không rình rang như trước đây. Để phát triển ngành dầu khí bền vững".

Thủ tướng cũng lưu ý lãnh đạo PVN tập trung chỉ đạo dự án trọng điểm quốc gia, khắc phục tình trạng có nguy cơ chậm trễ ở một số dự án nên đòi hỏi Chủ tịch mới và Tổng giám đốc của PVN tập trung chỉ đạo thúc đẩy. Ông lưu ý, các dự án điện của PVN nếu bị chậm trễ sẽ khiến quy hoạch điện VII bị đổ. PVN cần đề xuất các cơ chế với Bộ Công Thương và Chính phủ.

"Không có dự án mới chúng ta sẽ đi vào ngõ cụt, Các dự án điện rất khó khăn nhưng đều có phương pháp khắc phục", Ông nói.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng lưu ý lãnh đạo mới của PVN tập trung chỉ đạo khắc phục 5 dự án thua lỗ của ngành dầu khí, nhanh chóng khắc phục trong năm 2018. Ông cũng yêu cầu ngành dầu khí phải tiết giảm chi phí, chống lãng phí, "sân trước, sân sau" của các doanh nghiệp để quan tâm tới đời sống người lao động để anh em tái sản xuất sức lao động.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.