Trẻ bị xâm hại và vai trò của cha mẹ |
Bị xâm hại tình dục, tuổi thơ của tôi chấm dứt từ năm 9 tuổi! |
Một bé gái bị xâm hại tình dục nghiêm trọng |
Mới đây, tại ba vụ việc ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Vũng Tàu đã được người nhà nạn nhân tố giác về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em và gây ra những bức xúc rất lớn trên báo chí và mạng xã hội và cộng đồng.
Khung cảnh buổi tọa đàm im lặng hay lên tiếng về nạn nhân xâm hại tình dục trẻ em (Ảnh Đoàn Lê) |
Chiều 14/3, Ba mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, bảo vệ quyền của người dễ bị tổn thương (RIM), bảo vệ và thúc đẩy quản trị tốt quyền trẻ em (CRG), và phòng ngừa bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái (GBVnet) đã có một cuộc tọa đàm bàn tròn mang tựa đề “Im lặng hay lên tiếng?!”.
Buổi tọa đàm nêu lên tiếng nói của các tổ chức xã hội trước nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam đang diễn biến ngày càng phức tạp.
Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (nay là Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an) cho thấy, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, thì số trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%). Tuy nhiên, số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng thực tế cho thấy, khi các trường hợp xâm hại tình dục xảy ra, các phản ứng và hành động của các bên liên quan chưa được kịp thời và hiệu quả, dẫn tới thiếu các hoạt động can thiệp phù hợp. Sự chậm trễ này đã tạo nên những hậu quả to lớn về tâm lý, sức khỏe, gia đình của các cháu cũng như ảnh hưởng lâu dài cho xã hội.
Tọa đàm “Xâm hại tình dục trẻ em: Im lặng hay Lên tiếng” được tổ chức với mục tiêu nhằm thảo luận, định vị và thúc đẩy vai trò của các bên liên quan – các chủ thể có trách nhiệm thực hiện quyền trong công tác thực thi quyền trẻ em, cũng như việc giám sát thực thi các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết để đảm bảo việc bảo vệ quyền trẻ em nói riêng và quyền con người nói chung.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và quốc gia thứ hai trên Thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. |