Trung Quốc: Trại huấn luyện trẻ em chống lại 'cuộc xâm lăng văn hoá' của làn sóng K-Pop

Văn hóa K-pop đã trở nên phổ biến trên toàn cầu, nhưng ở Trung Quốc, nó được coi là một xu hướng suy đồi có nguy cơ phá hủy tương lai của quốc gia.

Hàn lưu hay Hallyu (Tiếng Triều Tiên: 한류/ 韓流; có nghĩa là Làn sóng Hàn Quốc) là tên gọi được bắt nguồn từ cách gọi của một số nhà báo ở Bắc Kinh về sự nổi tiếng nhanh chóng của Hàn Quốc và các sản phẩm của Hàn Quốc tại Trung Quốc, hiện được dùng để ám chỉ sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trên thế giới trong thế kỉ 21.

Làn sóng Hàn Quốc nổi tiếng khắp châu Á, đặc biệt là tại Đông Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, các nước Đông Nam Á và đang bắt đầu lan rộng tới Ấn Độ, Trung Đông, Trung Á, Thổ Nhĩ Kỳ.

Để chống lại các mối lo ngại về trang phục, đầu tóc của giới trẻ ăn theo thần tượng đang làm cho phụ huynh Trung Quốc cảm thấy e ngại. Tang Haiyan - một cựu giáo viên đã thành lập Câu lạc bộ Huấn luyện Real Man - Trại huấn luyện trẻ em chống lại 'cuộc xâm lăng văn hoá' của làn sóng K-Pop.

Trung Quốc: Trại huấn luyện trẻ em chống lại cuộc xâm lăng văn hoá của làn sóng K-Pop - Ảnh 1.

Hiện tượng cuồng K-pop khiến nhiều phụ huynh lo lắng. (Ảnh: odditycentral).

 Trại huấn luyện này có trụ sở tại Bắc Kinh và cung cấp cho các thành viên nhiều hoạt động nhằm tăng cường sự nam tính như bóng đá Mỹ, đấu vật và đấm bốc, cũng như những chuyến đi việt dã qua các sa mạc và núi non. 

Ngay cả áo sơ mi và bộ đồ thể thao của họ cũng có các cụm từ tiếng Anh như "không có gì là không thể" hay "Power Leader".

Tất cả điều này đều nhằm với mục đích giúp cho những bé trai nhận thức và phát triển thật nam tính và có thể miễn nhiễm với văn hóa Kpop.

Các chàng trai Trung Quốc đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ thần tượng K-pop Hàn Quốc giống như BTS. 

Hình thức trau chuốt, trang phục, đầu tóc cũng ăn theo thần tượng, đôi lúc thật khó phân biệt giữa nam và nữ. 

Phụ huynh Trung Quốc thậm chí lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ và Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng đã quán triệt phong cách ăn mặc của học sinh trong trường.

Tang Haiyan – một cựu giáo viên đã tự thành lập một câu lạc bộ có tên là Real Man.

Sự suy giảm nam tính ở trẻ vị thành niên trong những năm gần đây đã khiến cho nhiều phụ huynh tại Trung Quốc cảm thấy lo ngại, bởi vậy những phụ huynh này đã gửi con đến Câu lạc bộ Huấn luyện Real Man để ngăn chặn sự lây lan và ảnh hưởng của làn sóng văn hoá K-Pop.

Trong một quốc gia, nam giới chiếm số lượng lớn trong hoạt động chính trị và kinh tế. Các chiến dịch bình đẳng giới tính không thu hút nhiều thì các tranh cãi xung quanh vấn đề ăn theo thần tượng K-pop cũng đang khiến nhiều người đau đầu.

Theo South China Morning Post (SCMP), tại khu vực châu Á, hầu hết các chỉ trích liên quan tới vấn đề chiếm dụng văn hóa thường nhắm vào những ai vay mượn văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản để thu lợi ích thương mại.

Tuy nhiên, âm nhạc đại chúng tại Hàn Quốc cũng là một đối tượng đặc biệt thường được đem ra bàn luận.

Theo Dữ liệu hallyu toàn cầu của Quỹ Hàn Quốc, năm 2018 ước tính có khoảng 89,19 triệu người hâm mộ văn hóa Hàn Quốc trên toàn thế giới, tăng 22% so với ước tính 73,12 triệu người trong năm 2017.

chọn
ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.