Trung Quốc: Tranh cãi về việc trường Đại học cho sinh viên hút thuốc lá trong lớp để hiểu bài hơn

Một loạt các bức ảnh được chia sẽ trên khắp các trang mạng xã hội Trung Quốc cho thấy các sinh viên đang thản nhiên hút thuốc lá trong lớp học dẫn những cuộc tranh cãi diễn ra trên internet vì không hiểu điều gì đang diễn ra, nhưng trên thực tế, đây là hình ảnh trong một lớp học tìm hiểu về thuốc lá.

Những bức ảnh gây tranh cãi này ban đầu đã lan truyền trên Weibo vào tháng 11 năm ngoái, nhưng ngay sau đó, chúng đã liên tục xuất hiện trên nhiều trang mạng xã hội và các trang tin tức trực tuyến khác.

Trung Quốc: Tranh cãi về việc trường Đại học cho sinh viên hút thuốc lá trong lớp để hiểu bài hơn - Ảnh 1.

Trong ảnh có thể thấy rõ các sinh viên trẻ tuổi đang đốt thuốc và hút phì phèo ngay trong lớp học. (Ảnh: odditycentral).

Những bức ảnh này cho thấy những sinh viên thản nhiên hút thuốc trong lớp học với sự có mặt của giảng viên mà không hề có thái độ cấm cản hay can ngăn.

Ông Zhao Zhengxiong, trưởng khoa của trường Đại học Nông nghiệp Yunan nơi diễn ra sự việc trên giải thích rằng vụ việc xảy ra trong một lớp học tìm hiểu về thuốc lá. 

Giảng viên đã mang theo rất nhiều nhãn hiệu thuốc lá khác nhau và mời các em sinh viên hút thử để hiểu rõ hơn về hương vị, sự kích thích cũng như dư vị đọng lại cổ họng sau khi hút.

Ngoài ra, ông Zhao còn nhấn mạnh rằng các sinh viên không bắt buộc phải hút thuốc, nhưng hầu hết họ đều làm như vậy.

Trung Quốc: Tranh cãi về việc trường Đại học cho sinh viên hút thuốc lá trong lớp để hiểu bài hơn - Ảnh 2.

Sau một thời gian tìm hiểu thì biết đây là hình ảnh trong một lớp học tìm hiểu về thuốc lá. (Ảnh: odditycentral).

Các sinh viên tại Đại học Nông nghiệp Yunan cũng lên mạng xã hội để giải thích rằng đây chỉ là một phần của môn học, việc tự cảm nhận và đánh giá thuốc lá là rất quan trọng trong lớp nghiên cứu công nghệ thuóc lá, và điều này không diễn ra phổ biến mỗi ngày.

Một học sinh trong lớp cho biết: "Đây không phải là hút thuốc thông thường, chúng tôi đang học nghề này và việc đánh giá cảm quan là cần thiết".

Đại học Nông nghiệp Yunan nhấn mạnh rằng cách học ứng dụng này khác với cách hút thuốc hàng ngày, thêm vào đó là các hướng dẫn an toàn được đưa ra trước mỗi buổi học và sinh viên không bắt buộc phải tham gia. 

Tuy nhiên, mang thuốc lá và cho sinh viên hút thuốc trong lớp cũng gây ra không ít tranh cãi, đặc biệt là đối với phụ huynh có con em theo học tại trường.

Trung Quốc: Tranh cãi về việc trường Đại học cho sinh viên hút thuốc lá trong lớp để hiểu bài hơn - Ảnh 3.

Mặc dù ông Zhao nhấn mạnh rằng các sinh viên không bị bắt buộc phải hút thuốc, nhưng hầu hết họ đều tự nguyện hút thử. (Ảnh: odditycentral).

Các căn bệnh liên quan tới thói quen hút thuốc lá sẽ cướp đi sinh mạng của 200 triệu người Trung Quốc và khiến hàng chục triệu người rơi vào tình cảnh nghèo đói trong thế kỉ này.

Đây là cảnh báo vừa được Tổ chức Y tế thế giới WHO công bố.

Theo số liệu báo cáo, ước tính hiện có 28% tổng số người trưởng thành và 50% thanh niên Trung Quốc thường xuyên hút thuốc lá.

Mỗi năm ngành công nghiệp thuốc lá mang lại lợi nhuận 1.100 tỷ NDT (160 tỷ USD).

Tuy nhiên, Trung Quốc phải chi đến 350 tỷ NDT, tăng cao gấp 10 lần so với năm 2000, cho điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá, năng suất lao động giảm.

Báo cáo của WHO và UNDP cũng kêu gọi Chính phủ Trung Quốc cần đẩy nhanh việc tăng thuế đối với thuốc lá để giảm số người hút thuốc.

Theo tính toán, nếu tăng 50% giá bán lẻ thuốc lá có thể giúp tránh được 20 triệu ca tử vong do hút thuốc trong vòng 50 năm.

Tuy nhiên, sản xuất thuốc lá là ngành công nghiệp tạo nguồn thu khổng lồ cho ngân sách nhà nước.

Hơn nữa thói quen hút thuốc vẫn chưa dễ từ bỏ trong một bộ phận người dân. Chính vì vậy cuộc chiến này sẽ còn kéo dài và cần nhiều nỗ lực hơn nữa.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.