Trung tâm Quan trắc môi trường TP HCM: 'AirVisual sai số rất cao, chưa có cơ sở để tin cậy'

Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường Cao Trung Sơn đánh giá, AirVisual chưa công bố hệ thống trang thiết bị, quy trình, hiệu chuẩn, thực hiện phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu như thế nào, nên không có cơ sở để tin cậy.

Ông Cao Tung Sơn - Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường (TN-MT) TP HCM chiều 9/10 đã có buổi gặp gỡ, trả lời báo chí xoay quanh tình hình ô nhiễm không khí tại TP HCM.

72760541_1382977305188543_4473644206165852160_n

Ông Cao Trung Sơn. (Ảnh: Ngự Kỳ).

Trước câu hỏi "ứng dụng AirVisual có tin tưởng được hay không?", ông cho biết: "App này chưa công bố hệ thống trang thiết bị, quy trình, hiệu chuẩn, thực hiện phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu như thế nào. Tuy nhiên, qua xem xét cho thấy họ dùng sensor, như vậy thì sai số rất cao. Bởi độ ẩm, nhiệt độ, áp xuất, ánh sáng không thuận lợi, chỉ số thông qua sensor đánh giá lại không chính xác".

Theo ông Sơn, hành lang pháp lí đã có nhưng đây là app nước ngoài và không công bố nội dung nào, cũng không đưa ra các cơ quan chuyên ngành nước ngoài thực hiện việc kiểm chứng. Vì thế, trung tâm quan trắc chưa có cơ sở xác định mức độ tin cậy của số liệu mà AirVisual cung cấp.

Trước đó, ông Sơn lí giải, "mù quang hóa" là hiện tượng tự nhiên và xảy ra thông thường vào thời điểm giao mùa từ màu thu sang mùa đông và từ 2015 đến nay đều diễn ra vào tháng 10, đông khi là từ mùa đông sang mùa xuân. Riêng năm nay hiện tượng này diễn ra vào giữa tháng 9 chứ không phải tháng 10 có một phần do ô nhiễm vì mật độ người dân phát triển sinh sống, hạ tầng và phương tiện giao thông tại TP quá đông…

72127190_392718114755782_383978932484964352_n

TP HCM tổ chức họp báo thông tin về tình trạng không khí. (Ảnh: Ngự Kỳ).

Để thông tin người dân, Sở TN-MT đã phối hợp với Sở GTVT để đưa thông tin môi trường lên 48 bảng quang báo. Tuy nhiên, nội dung còn hạn chế, vì quan trắc thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thủ công gián đoạn, nên cần có thời gian phân tích mẫu. Sau khi có kết quả, mới phối hợp để đưa thông tin lên bảng điện tử. Đồng thời, hiện tượng mù quang hóa năm nay nằm ngoài dự báo - tháng 9 thay vì tháng 10 như mọi năm.

Theo kết quả quan trắc tại 30 vị trí quan trắc môi trường không khí từ ngày 3-20/9 cho thấy: Có sự gia tăng đột biến các chất ô nhiễm (NO2, SO2, CO, bụi lơ lửng, bụi mịn PM10, bụi mịn PM2.5) trong các ngày 18-20/9. Trong đó, cao nhất là ngày 20/09, với mức tăng các chất ô nhiễm lần lượt là: bụi lơ lửng tăng 2,19 lần, NO2 tăng 1,41 lần, CO tăng 1,4 lần, PM10 tăng 1,9 lần, PM2.5 tăng 2,2 lần và nồng độ các chất ô nhiễm giữa thời điểm buổi sáng và buổi chiều không có sự chênh lệch cao.

Đặc biệt các thông số bụi lơ lửng, PM10, PM2.5 có tỉ lệ vượt chuẩn tăng cao trong ngày 20/9 với các mức lần lượt là 50%, 25%, 50%.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.