Truyền nhân giữ cột mốc nơi biên cương Tổ quốc

Gần 30 năm qua một cụ ông người dân tộc Dao ở xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) không ngại gian khó nơi núi rừng biên giới, làm nhiệm vụ trông coi, bảo vệ cột mốc quốc gia. Khi tuổi đã xế chiều, ông lại bàn giao công việc trông coi cột mốc cho các con của mình.

Gần 30 năm qua một cụ ông người dân tộc Dao ở xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) không ngại gian khó nơi núi rừng biên giới, làm nhiệm vụ trông coi, bảo vệ cột mốc quốc gia. Khi tuổi đã xế chiều, ông lại bàn giao công việc trông coi cột mốc cho các con của mình.

truyen nhan giu cot moc noi bien cuong to quoc
Ông Xiết và người con trai thứ Phan Văn San trong ngôi nhà của mình

Năm nay đã ngoài tuổi thất tuần, với dáng người mảnh khảnh, nhưng ông Phan Định Xiết đã có gần 30 năm lội suối, băng rừng để đến với cột mốc nơi biên cương của Tổ quốc.

Một ngày cuối năm, chúng tôi có dịp gặp và trò chuyện với ông Phan Định Xiết trong căn nhà gỗ đơn sơ của gia đình ở bản Suối Tút, xã Quang Chiểu, huyện biên giới Mường Lát.

Người dân địa phương vẫn thường gọi ông là bố Xiết bảo vệ cột mốc. Ông tham gia bảo vệ cột mốc biên giới từ năm 1992. Đến nay, do tuổi đã cao, nên việc trông coi cột mốc được bố Xiết bàn giao lại cho hai người con trai là anh Phan Văn Cáu và Phan Văn San. Nhưng anh Cáu là Bí thư chi bộ nên thỉnh thoảng mới đi trông coi được, đa số việc trông coi cột mốc do anh San đảm nhiệm.

Mỗi khi nói chuyện về việc trông coi cột mốc, ông Xiết hồ hởi: “Bố bảo vệ cột mốc G6 từ năm 1992, giờ bố tuổi già sức yếu rồi không đi lại được nên đã giao lại cho các con. Là cột mốc thiêng liêng của Tổ quốc nên mình phải trông coi”, ông Xiết chia sẻ.

Cột mốc G6 nằm trên đỉnh Poom Dưới (tiếng Thái nghĩa là đồi dưới), đây là vị trí phân định ranh giới giữa bản Suối Tút, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam với bản Suối Sạn, huyện Xốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào. Sau khi cột mốc G6 được chia thành các cột mốc 285, 286 và 287, ông Xiết lại tiếp tục nhận nhiệm vụ trông coi ba cột mốc trên.

Con đường từ trung tâm xã Quang Chiểu đến cột mốc G6 khoảng 5km, nhưng phải mất gần nửa ngày đi bộ và băng qua hơn đường rừng với vô số đèo cao, suối sâu. Ngày trước, mỗi lần đi kiểm tra, nếu thấy cột mốc bị sứt mẻ, ông Xiết lại cẩn thận cất mảnh vỡ vào túi áo rồi mang về giao lại cho cán bộ biên phòng.

Suốt 30 năm qua, cứ đều đặn mỗi tháng hai lần, ông Xiết lại băng rừng lên thăm cột mốc. Công việc chủ yếu của ông mỗi lần đến thăm cột mốc là phát quang cỏ dại, kiểm tra thông tin trên mốc giới và ghi chép những điều bất thường để về báo cáo lại cán bộ biên phòng.

Mỗi lần đi thăm cột mốc, hành trang mang theo của ông Xiết chỉ là con dao quắm nhỏ và đùm cơm nắm với muối vừng để ăn dọc đường. Nhưng với ông, việc trông coi cột mốc là một vinh dự lớn được Tổ quốc giao phó, nên suốt 30 năm qua, ông không ngại gian khó luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Giờ đây, khi đã bước sang tuổi xế chiều, sức khỏe không còn được như trước, ông Xiết vẫn luôn căn dặn các con về nhiệm vụ trông coi cột mốc. “Bố Xiết đã cao tuổi, không đi được nên bố lại giao việc trông coi cột mốc cho các con. Trông coi cột mốc là việc làm hết sức vinh dự, nó xuất phát từ tấm lòng, tinh thần tự nguyện và tình yêu với đất nước”, anh San chia sẻ.

truyen nhan giu cot moc noi bien cuong to quoc
Ông Xiết giúp gia đình làm các công việc thường ngày

Dù không còn thường xuyên đến với cột mốc, nhưng mỗi khi nhắc lại, ông Xiết vẫn còn nhớ như in những kỷ niệm trong quãng thời gian làm nhiệm vụ thiêng liêng của mình. “Trước kia, việc trông coi là vất vả lắm, nhiều dốc, mùa mưa thì khó khăn. Nếu phát hiện xung quanh có lá cây sẽ tiến hành quét dọn, phát quang xem cạnh cột mốc có bị sứt, hư hỏng hay bị dịch chuyển. Nếu bị hư hỏng hoặc dịch chuyển, mình phải báo cho đồn để các anh biên phòng báo lên huyện, lên tỉnh”, ông Xiết cho biết thêm.

“Địa bàn quản lý của đồn dài 45 km với 22 cột mốc biên giới, trải dài qua hai xã Quang Chiểu và Mường Chanh. Hiện nay 22 cột mốc trên đang được giao cho 22 hộ dân tiến hành trông coi. Những người trông coi cột mốc nhiều năm bên cạnh cụ Xiết còn có cụ Lâu Văn Hự, ở bản Pù Đứa, các cụ giờ đã già yếu nên việc trông coi cột mốc được bàn giao lại cho con cháu”, Đại úy Lâu Văn Lâu - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Quang Chiểu, huyện Mường Lát, cho biết.

Việc người dân địa phương đứng ra trông coi cột mốc biên giới đã tạo ra những hiệu quả thiết thực, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh Quốc gia, tạo nên sự đoàn kết trong các bản làng ở hai tỉnh Thanh Hóa và Hủa Phăn của nước bạn Lào.

truyen nhan giu cot moc noi bien cuong to quoc Tết Mậu Tuất nghe chuyên gia văn hóa “giải mã” 2 tượng Chó ở Chùa Cầu Hội An

Bên trong Chùa Cầu – Di sản văn hóa thế giới, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam tồn tại 2 tượng Chó. Nhiều người ...

truyen nhan giu cot moc noi bien cuong to quoc Du khách đổ về Hội An chơi Tết Mậu Tuất

Hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đổ về TP Hội An, tỉnh Quảng Nam chơi Tết Mậu Tuất khiến Chùa Cầu đông nghịt.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.