TS Lê Thẩm Dương chia sẻ về nghề chọn người hay người chọn nghề

TS Lê Thẩm Dương vừa có những chia sẻ về tư vấn hướng nghiệp cho các bạn sinh viên về đam mê và chọn nghề trong chương trình tọa đàm hướng nghiệp “Khám phá tính cách và tối ưu hóa năng lực bản thân cùng Enneagram”.  
ts le tham duong chia se ve nghe chon nguoi hay nguoi chon nghe
TS Lê Thẩm Dương chia sẻ tại buổi toạ đàm.

Ngày 18/3, chương trình tọa đàm hướng nghiệp “Khám phá tính cách và tối ưu hóa năng lực bản thân cùng Enneagram” do Báo Sinh Viên Việt Nam, Trung tâm Anh ngữ Langmaster, Trường Đại học Thương Mại và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã phối hợp tổ chức dành cho sinh viên Hà Nội.

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động về tư vấn hướng nghiệp thường xuyên được tổ chức. TS Lê Thẩm Dương sẽ chia sẻ tới sinh viên những kiến thức để các em có thể khám phá bản thân bằng mô hình 9 loại tính cách trong Enneagram; Xác định rõ ràng những đặc điểm cá nhân, nghề nghiệp, sở thích, đam mê, điểm mạnh, điểm yếu, từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; Thấu hiểu người khác để xây dựng các mối quan hệ hiệu quả; Nắm bắt công cụ Enneagram để lập mục tiêu, hoạch định cuộc đời, động lực và cam kết để xây dựng tương lai của bản thân. Đồng thời sử dụng bản mô tả chính xác tính cách của 9 mẫu người, và chỉ cho mỗi cá nhân phương cách cụ thể để vượt qua những khuôn mẫu cũ, hướng đến phát triển cảm xúc, tư duy và hành vi ngày càng hoàn thiện.

Nói về định hướng nghề nghiệp trong tương lai, TS Lê Thẩm Dương cho rằng việc người chọn nghề hay nghề chọn người có sự biện chứng hai bên. Nghề chọn người nhưng người không chọn nghề thì cũng sẽ không thể thành công được. Sinh viên Việt Nam hiện nay dù khi học có thể rất giỏi thì nhiều bạn vẫn rơi vào tình huống không xin được việc. Đây là vấn đề đang hết sức được quan tâm. Ở nước ngoài, ngay từ lớp 1, các em đã được học bàn tròn để chà sát khiến các em thể hiện năng lực, sở thích của bản thân. Tuy nhiên khi áp dụng mô hình này áp dụng ở Việt Nam với tên gọi VNEN thì lại không thành công.

Theo TS Lê Thẩm Dương, chỉ có phương pháp học như thế, gọi là phương pháp 360 độ thì sau 12 năm học, học sinh mới định hình rất rõ mình làm được gì và không làm được gì. Từ đó, việc chọn lựa các ngành nghề phù hợp không khó với học sinh. Vì thế, ở nước ngoài không có khái niệm trường tốt, trường dở, nghề dở, nghề hay. Nghề nào, trường nào cũng sẽ hay hết tuỳ vào năng lực của mình, TS Lê Thẩm Dương nhận định.

ts le tham duong chia se ve nghe chon nguoi hay nguoi chon nghe
Hàng ngàn sinh viên tham gia chương trình “Khám phá tính cách và tối ưu hóa năng lực bản thân cùng Enneagram” được tổ chức tại Đại học Thương mại.

TS Lê Thẩm Dương nhìn nhận thêm, học sinh Việt Nam đang chọn nghề theo kiểu: nhiều người chọn, áp lực của phụ huynh, nghề nào nhiều tiền… rồi đến khi ra trường khoảng 50% lại không sử dụng đến tấm bằng đang học. Kết quả 4 năm mất tiêu, phí nhất là chi phí nguồn lực của tuổi trẻ. Nếu nhìn ở tầm quốc gia đó là những nguồn lực nhân sự. TS Dương chia sẻ: “Không tìm được đam mê, không tìm được sở trường thì chỉ có thể chấp nhận thua cuộc”.

Quay trở lại câu chuyện nghề chọn người hay người chọn nghề, TS Lê Thẩm Dương lấy dẫn chứng từ chính bản thân mình. Ông Dương cho biết, bản thân mình không thích nghề giảng viên nhưng mỗi khi có lời mời giảng thì “máu” lại lên, lại lập tức nhận lời dù xa mấy cũng đi. TS Lê Thẩm Dương cũng cho hay: Ở cá nhân ông, thành công là yếu tố tạo ra đam mê với nghề giảng dạy, chuyên gia. Có đam mê lại tiếp tục tạo ra thành công. Thành công và đam mê cứ tiếp nối nhau và sẽ tạo ra thành quả.

“Con người cần tự hướng nghiệp là điều chắc chắn nhưng nghề cũng phải hướng mình. Tức là như chia sẻ ở trên, nghề nghiệp đó cũng phải phù hợp với năng lực bản thân. Hai bên phải hướng nhau, phải tìm hiểu lẫn nhau”, ông Dương cho hay.

ts le tham duong chia se ve nghe chon nguoi hay nguoi chon nghe Thủ tục đăng ký thi lại tốt nghiệp THPT

Năm 2016 thí sinh đã tham dự kỳ thi THPT Quốc gia nhưng chưa đủ điều kiện để xét tốt nghiệp. Để tham dự kỳ ...

chọn