Nữ thủ khoa Trường ĐH Bách khoa: Con gái mê kỹ thuật nhiều lợi thế!

"Việc học kỹ thuật ở con gái vẫn có nhiều lợi thế, đặc biệt là sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong việc phân tích, nghiên cứu..." - Thủ khoa Trường ĐH Bách khoa TP HCM năm 2018 chia sẻ.

Trần Võ Thảo Hương – vừa tốt nghiệp ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG TP HCM với danh hiệu huy chương vàng (thủ khoa) với điểm trung bình toàn khóa 8,90/10. Điểm bảo vệ Luận văn tốt nghiệp: 9.86/10. Ngoài điểm số học tập, Hương sở hữu nhiều thành tích đáng nể như danh hiệu sinh viên 5 tốt các cấp, Olympic Cơ học toàn quốc, sinh viên xuất sắc toàn diện…

Mất định hướng trong năm đầu ĐH

Ngoài ra, Hương còn là tác giả chính đề tài Flexible Job Shop Scheduling combining batch and discrete processing machines, được chấp nhận báo cáo tại International Conference on Material, Machines and Methods for Sustainable Development - MMMS2018. Bên cạnh đó, cô còn thành viên và chủ nhiệm nhiều đề tài báo cáo tại Hội nghị khoa học thường niên khoa Cơ khí như: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm thu gom giấy kế hoạch nhỏ trong trường ĐH theo quy trình CDIO, Nghiên cứu áp dụng mô hình 5S tại Văn phòng Đoàn khoa Cơ khí – Trường ĐH Bách khoa

nu thu khoa truong dh bach khoa con gai me ky thuat nhieu loi the

Trần Võ Thảo Hương trong ngày nhận bằng tốt nghiệp

Hương cho biết nhiều người nói con gái theo ngành kỹ thuật vất vả trong việc học lần công việc làm sau này, nhưng cô không ngần ngại mà biến cái bất lợi thành điểm mạnh. Từ lúc còn học tập ở phổ thông, Hương đã có phần nghiêng về các môn tự nhiên hơn nên việc học không quá khó khăn.

"Những gì về kỹ thuật và công nghệ cũng luôn có một sức hút mạnh đối với em. Việc học kỹ thuật đối với nữ thường được cho là khó khăn, tuy nhiên vẫn có nhiều lợi thế, đặc biệt là sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong việc phân tích, nghiên cứu... ", phó bí thư đoàn khoa cơ khí chia sẻ.

Đương nhiên, không phải con đường nào cũng trải đầy hoa hồng. Nữ thủ khoa kể cô bị mất định hướng cho bản thân sau khoảng hơn một năm đầu học đại cương, nên việc học những kỳ sau cũng tí chút bị ảnh hưởng.

"Nhớ khoảng thời gian đó, thầy cô và bạn bè đã động viên và khuyên nhủ em rất nhiều. Đó không phải những lời chỉ bảo rõ ràng em phải làm gì, hay là mặc định em phải đi theo đường nào, đơn giản đó là những phân tích cho từng lựa chọn, từng quyết định, đâu là ưu điểm, hạn chế, phần lựa chọn còn lại vẫn thuộc về em", Hương nhớ lại.

Nữ thủ khoa nói rằng bây giờ nghĩ lại, những phân tích đó đã giúp cô có cái nhìn rõ hơn, bao quát hơn về những gì mình đang theo đuổi. Cũng nhờ vượt qua khoảng thời gian đó, Hương lại thêm quyết tâm cao hơn cho việc học của mình.

Cô gái 23 tuổi cho biết hiện tại, em đã quyết định tiếp tục theo đuổi con đường học thuật. Hương nói tuy sẽ có một số khó khăn nhất định về mặt tài chính nhưng cô sẽ cố gắng hết mình cho quyết định này. "Hy vọng sẽ có nhiều cơ hội mở ra trong tương lai để em có thể nắm bắt và thực hiện được nhiều hơn những gì em mong muốn", nữ sinh viên chia sẻ.

Rèn luyện kỹ năng tự học từ cấp 3

Khác với đa số sinh viên, thủ khoa Trường ĐH Bách khoa TP HCM không bỡ ngỡ khi chuyển tiếp từ trường cấp 3 thầy cô "cầm tay chỉ bài" lên ĐH phải rèn luyện kỹ năng tự học.

Khi còn học ở ngôi trường cấp 3 của mình (Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong TP HCM), Hương đã có cơ hội tiếp thu và tập làm quen dần với kỹ năng tự học, tự tìm tòi, sáng tạo và nhiều kỹ năng cần thiết khác trong học tập từ các thầy cô và bạn bè. Chính vì vậy, khi bước chân vào giảng đường đại học, sự thay đổi về môi trường học tập dường như không quá khó khăn.

"Ở ĐH, em chỉ cần học thêm về cách nghiên cứu, cách làm việc trong tập thể và đặc biệt là cách quản lý thời gian của mình. Em nghĩ đây là kỹ năng quan trọng nhất đối với một sinh viên ĐH, để vừa có thể bảo đảm học tập tốt, vừa tham gia vào các họat động xã hội để phát triển bản thân, đồng thời có thể làm quen với áp lực công việc lớn", Hương chia sẻ.

Bên cạnh học tập ở trường, Hương cũng cố gắng rèn luyện thêm ngoại ngữ và tích cực tham gia các họat động xã hội như đoàn hội, CLB đội nhóm. "Đây thực sự là một trong những điều mà em yêu thích, nên em luôn dành một khoảng thời gian khá lớn cho các hoạt động. Vì qua đó, em có thể học hỏi được nhiều điều mà giảng đường không thể dạy hết cho mình được", Hương nói. Đây cũng là cơ hội giúp cô được áp dụng nhiều điều đã được học trong chính ngành học của mình vào thực tế.

Trong suốt thời gian học ĐH, cơ hội tham gia vào các họat động lớn đã góp phần tạo thêm động lực cho việc học của nữ sinh viên, như Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện, Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương tại quần đảo Trường Sa…và Hương đã trải qua các vị trí và đạt nhiều thành tích đáng tự hào.

Mùa thi sắp đến, Hương muốn nhắn với các nữ thí sinh yêu thích ngành công nghệ, kỹ thuật hãy cứ tự tin dấn thân, chọn lựa con đường mơ ước của mình, đừng để bất cứ trở ngại nào cản đường.

nu thu khoa truong dh bach khoa con gai me ky thuat nhieu loi the Nữ sinh Việt tại ĐH Konkuk - Seoul Hàn Quốc 'khoe' vẻ đẹp, tâm sự chuyện chọn ngành học

Khác với vẻ ngoài hiền lành, dễ thương, Châu Thiên Phương – nữ sinh Việt tại ĐH Konkuk lại cá tính và mạnh mẽ trong ...

nu thu khoa truong dh bach khoa con gai me ky thuat nhieu loi the Ngành nào thí sinh đăng ký nhiều nhất?

Có sự chênh lệch rất lớn về mức độ quan tâm của thí sinh với các ngành đào tạo của từng trường. Điều này được ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.