Sẽ thí điểm bỏ chủ quản trong giáo dục đại học

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định tự chủ ĐH tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐH về tự chủ học thuật, bộ máy tổ chức, tài chính.

Chiều 12/6, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thảo luận tại hội trường để cho ý kiến về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (ĐH).

Chi phí đào tạo là gánh nặng

Nhấn mạnh "đổi mới giáo dục ĐH cần khắc phục triệt để người có trình độ ĐH thất nghiệp", ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) chỉ rõ dù nước ta có tỉ lệ người có trình độ ĐH thất nghiệp không cao so với các nước nhưng lại có nhiều vấn đề cần nhìn nhận.

"Chi phí đào tạo ĐH là gánh nặng lớn của đa phần người dân nên không thể để sinh viên ra trường thất nghiệp. Trong khi đó, dù nhu cầu về nhân lực chất lượng cao có trình độ chuẩn ĐH là rất lớn đối với quốc gia đang phát triển nhưng số lượng người tốt nghiệp ĐH thất nghiệp đang gia tăng, đến nay có khoảng 215.000 người.

Như thế, chất lượng giáo dục - đào tạo ĐH chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ kiến thức, đào tạo chưa cân đối với nhu cầu" - ông Hàm nêu thực trạng và cho rằng sửa luật cần hướng tới sửa đổi về quy hoạch mạng lưới giáo dục ĐH gắn với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, căn cứ nhu cầu của xã hội.

se thi diem bo chu quan trong giao duc dai hoc

Đại biểu Nguyễn Thị Lan lưu ý tự chủ không phải là tự "bơi"Ảnh: Quang Vinh

ĐB Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐHQG TP HCM, cho rằng nên quy định việc đưa kiến thức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào chương trình đào tạo, đồng thời phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong môi trường ĐH để sinh viên tốt nghiệp sớm tìm được việc làm tốt, góp phần khắc phục tình trạng thất nghiệp.

"Cũng nên công bằng với ngành giáo dục trong đánh giá về thất nghiệp. Nhà nước và xã hội cũng có trách nhiệm trong việc tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cũng cần đẩy mạnh phân luồng trong lĩnh vực ĐH để giảm bớt áp lực" - Giám đốc ĐHQG TP HCM nhìn nhận.

Cần hỗ trợ sinh viên

Liên quan đến tự chủ ĐH, ĐB Đoàn Thị Thanh Mai (tỉnh Hưng Yên) nêu thời gian qua, phương tiện thông tin đại chúng phản ánh một số trường ĐH tán thành cơ chế tự chủ, trong đó có tự chủ về tài chính. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn lo lắng về khả năng cạnh tranh khi tăng học phí.

"Điều được quan tâm nhất là chất lượng đào tạo, dịch vụ của nhà trường. Do đó, đề nghị quy định các cơ sở giáo dục ĐH cần thông qua chi phí cụ thể của một suất đào tạo để xác định mức học phí. Bên cạnh đó, thực tế không ít sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, khi các trường thu học phí cao cần có những quy định về học bổng, chính sách hỗ trợ các sinh viên này" - bà Mai góp ý.

ĐB Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) lưu ý tự chủ ĐH không phải để các trường tự lo, tự "bơi", không phải nhà nước cắt kinh phí đầu tư mà là thay đổi cách đầu tư cho hiệu quả hơn. "Đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục ĐH là hướng đi nhưng nhà nước vẫn cần có chính sách ưu tiên đào tạo một số ngành đặc thù như y, văn hóa, nghệ thuật, nông - lâm - ngư và một số ngành khó xã hội hóa, thông qua hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH có thế mạnh đáp ứng yêu cầu đó" - nữ ĐB đề xuất.

Cùng quan điểm, ĐB Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đồng tình với cơ chế thu học phí của các trường ĐH phải dựa trên cơ sở tính đúng tính đủ giá dịch vụ. Tuy nhiên, cần quy định rõ trách nhiệm xã hội của các trường trong việc bắt buộc dành một tỉ lệ học phí để cấp học bổng cho những học sinh nghèo hoặc các đối tượng chính sách xã hội. Ngoài ra, ông cho rằng "không phải tự chủ là không cấp ngân sách nhưng cấp ngân sách phải theo cơ chế đặt hàng để xóa bỏ tính chất bình đẳng bình quân".

ĐB Huỳnh Thành Đạt bày tỏ: "Tự chủ tài chính không có nghĩa là không còn sự đầu tư của nhà nước mà nhà nước vẫn tiếp tục đầu tư cho các cơ sở giáo dục ĐH trên cơ sở kết quả xếp loại cơ sở giáo dục ĐH, định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng".

Theo ĐB Đạt, cần có sự đồng bộ giữa Luật Giáo dục ĐH và các luật liên quan khác. Hiện có tình trạng dự luật cho phép các cơ sở giáo dục ĐH được quyết định các dự án đầu tư hợp pháp ngoài ngân sách nhưng theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đấu thầu... thì các cơ sở này vẫn phải trình đơn vị chủ quản theo quy định.

Tiếp thu các ý kiến đóng góp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định tự chủ ĐH tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐH tự chủ học thuật, đào tạo khoa học, nghiên cứu khoa học, tự chủ về bộ máy tổ chức, tự chủ về tài chính.

"Nhưng tự chủ phải gắn với trách nhiệm giải trình và không phải trường nào cũng giống nhau. Quá trình tự chủ phải thực hiện có lộ trình theo từng bước. Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo thí điểm 23 cơ sở giáo dục ĐH tự chủ theo Quyết định 77. Tiếp theo, bộ cũng trình Chính phủ thí điểm 3 trường theo cơ chế bỏ chủ quản, đẩy mạnh quá trình thực hiện tự chủ theo hướng không chủ quản" - bộ trưởng nhấn mạnh.

Đề nghị được bổ nhiệm người nước ngoài

Góp ý vào nội dung tự chủ về bộ máy và nhân sự, ĐB Huỳnh Thành Đạt cho rằng cần mạnh dạn hơn nữa trong việc giao cho các cơ sở quyền chủ động trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm và đãi ngộ giảng viên.

"Cho phép các cơ sở tuyển dụng, bổ nhiệm người nước ngoài, người Việt sống ở nước ngoài vào các vị trí quản lý phù hợp. Cho phép các cơ sở, hoặc ít nhất các cơ sở có đủ điều kiện quy định, được phong danh hiệu giáo sư danh dự và tiến sĩ danh dự cho người Việt Nam có những đóng góp quan trọng và xứng đáng cho giáo dục ĐH, thay vì chỉ phong danh hiệu cho người nước ngoài và người Việt sống ở nước ngoài" - ĐB Đạt đề xuất.

se thi diem bo chu quan trong giao duc dai hoc Bộ Giáo dục chủ động 'thả' 3 trường đại học cho được tự quản

Bộ GD&ĐT đã chủ động yêu cầu 03 cơ sở giáo dục đại học là Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Kinh tế ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.