Vu lan là tên gọi ngày lễ lớn của các tăng ni phật tử trong phật giáo vào ngày rằm tháng 7 (Tức 15/7 Âm lịch) hàng năm với ý nghĩa tưởng nhớ công ơn cha mẹ. Trong dịp lễ này, du khách thập phương từ khắp nơi đều lên chùa tụng kinh, cầu siêu để bày tỏ lòng báo hiếu với ông bà tổ tiên, công đức để cha mẹ được sống trong cực lạc. Ngày đó vào chùa lễ Phật, nếu may mắn còn mẹ, bạn sẽ được gắn một hoa hồng lên áo. Nếu như không may, mẹ không còn nữa, bạn sẽ được gắn một bông hoa trắng. |
Và đây là 5 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng để bạn hành hương, cầu nguyện trong ngày lễ Vu Lan.
Chùa Bái Đính là nơi Quốc sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý tu Phật và hành lễ trên đỉnh núi rồi đặt tên cho núi, cho chùa.
Nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, được xem là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam.
Ảnh: Culos_inquietos_trip |
Không chỉ nổi tiếng về linh thiếng, ngôi chùa cũng được biết đến khi nắm giữ nhiều kỷ lục như: Khu chùa có diện tích rộng nhất (107 ha); Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á; Hai quả chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á: 36 và 27 tấn; Chùa có nhiều tượng La Hán nhất với 500 vị bằng đá trắng nguyên khối cao hơn đầu người, mỗi vị một vẻ mặt khác nhau được chạm khắc rất tinh xảo, sống động.
Vào ngày lễ Vu Lan, bạn có thể ghé thăm chùa hành hương để tụng kinh cầu siêu, vãng sinh cho người thân đã khuât trong gia đình. Bên cạnh đó, được lắng nghe những câu chuyện về ý nghĩa sâu sắc của lễ Vu lan báo hiếu.
Ảnh: P_ych |
Ảnh: Vrignaudma |
Vào ngày lễ Vu Lan, bạn sẽ thấy cảnh sắc của chùa Trấn Quốc sặc sỡ hơn so với ngày thường. Hình ảnh lá cờ Phật được treo một cách trang nghiêm ở cổng chính.
Ngôi chùa có lịch sử gần 1500 năm được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Kiến trúc của ngôi chùa là sự kết hợp hài hòa giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã, an yên.
Nổi tiếng linh thiêng về cầu tài, cầu lộc lại là danh thắng bậc nhất đất kinh kỳ, chùa Trấn Quốc xưa kia thường là nơi để các vua chúa ngự giá đến vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết. Đặc biệt vào thời Lý và thời Trần, nhiều cung điện đã được xây dựng tại đây như cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên phục vụ cho việc nghỉ ngơi, thư giãn của nhà vua.
Ảnh: Anh Vân |
Ảnh: Anh Vân |
Chùa Hoằng Pháp tọa lạc tại xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, TP. HCM do Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập năm 1957 trên một cánh rừng chồi. Năm 1972, chùa lại được xây nối thêm mặt tiền chánh điện dài 28m.
Chùa có khuôn viên rộng lớn, đến đây bạn có thể tịnh tâm cầu khấn bình an, ăn bữa cơm chay ấm lòng ngày Vu Lan hay chờ hoa sala rụng để nhận lộc với hy vọng sẽ nhận thêm phúc lành từ cửa Phật.
Ảnh: Trinhbaby |
Ảnh: Titi_kim_kim |
Ảnh: Htt96 |
Ảnh: Thaotho |
Là ngôi chùa lớn, lâu đời nổi tiếng ở quận Tân Bình, vì vậy vào bất cứ thời điểm nào trong ngày bạn cũng có thể nghe được tiếng chim kêu ríu rít, mọi âu lo phiền muộn cùng những bon chen tất bật được gác bỏ lại bên ngoài. Có lẽ vì thế mà hàng năm chùa Phổ Quang chào đón rất nhiều du khách tìm đến chiêm bái, vãn cảnh, thả mình vào không gian thoáng tịnh.
Chùa Phổ Quang do hòa thượng Nguyễn Viết Tạo (pháp danh Thanh Cảnh) khởi công xây dựng từ năm 1952 với kiến trúc ban đầu còn khá đơn sơ. Năm 1999, chùa Phổ Quang được giao cho Thành hội Phật giáo TPHCM quản lý dưới sự trụ trì của hòa thượng Thích Như Niệm. Trải qua nhiều thăng trầm, chùa Phổ Quang vẫn giữ nguyên nét đẹp nên thơ ban đầu.
Với khuôn viên rộng hơn sáu ngàn mét vuông, với những hàng cây rợp bóng mát trước sân chùa, những tàn lá dưới tia nắng chiều hòa cùng gió lộng tạo nên cảnh quan êm đềm, thoát tục.
Hàng năm vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu, chùa Phổ Quang đều tổ chức chương trình Đại lễ Vu Lan cầu nguyện cho người sống được mọi sự an lành, người đã mất được siêu sanh Tịnh Độ.
Ảnh: Huyền Trần |
Ảnh: Samdomik |
Ảnh: Thanha.nguyen |
Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng tọa lạc tại 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Quận 3, TP.HCM. Con đường phía trước chùa từng là nơi ghi dấu trận chiến cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi năm 1964.
Chùa được ghi nhận là nơi có tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam với 7 tầng và cao 14m được khánh thành năm 2003. Tháp được xây dựng với nghệ thuật trổ đá dày đặc, công phu với hoa văn, họa tiết điêu khắc phủ kín… tất cả đều theo phong cách văn hóa Lý - Trần.
Mùa Vu Lan đến chùa, ngoài tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên thì du khách còn được tham gia nhiều hoạt động từ thiện, lễ phóng sinh và cầu nguyện bình an, hạnh phúc.
Ảnh: Kellankhuu |
Ảnh: Kellankhuu |
Ảnh: Thinhduy |