Tử huyệt khiến điện thoại của Google chưa thể bứt phá

Điện thoại của Google sản xuất chạy theo những tính năng không thiết thực với người sử dụng, dù được giới chuyên gia đánh giá cao chất lượng.

Hôm 30/9, Google công bố hai mẫu điện thoại mới là Pixel 5 (giá 699 USD) và Pixel 4A 5G (phiên bản đầu tiên có khả năng bắt sóng 5G). 

Pixel 5 là phiên bản tiếp theo của Pixel 4 - điện thoại đình đám nhất của Google trong năm ngoái. Bên cạnh Pixel 4, trong năm ngoái, Google cũng bán phiên bản giá rẻ Pixel 4A. Với Pixel 4 và 4A, Google hướng tới phân khúc bình dân, một sự thay đổi định hướng hoàn toàn của chính họ so với 4 năm trước.

Hồi năm 2016, ông Rick Osterloh, giám đốc phần cứng mới nhậm chức của Google, đã đứng trên một sân khấu ở thành phố San Francisco, công bố một sản phẩm mà nhiều người trong ngành không bao giờ nghĩ tới: Một điện thoại mang thương hiệu Google.

Đó là phiên bản đầu tiên của điện thoại thông minh Pixel. Sản phẩm có kiểu dáng bắt mắt, cao cấp, với nhiều nét giống iPhone 7 cùng thời. Do trực tiếp thiết kế phần cứng cho máy, Google kiểm soát hoàn toàn khả năng tương tác giữa phần cứng và phần mềm. Trước đó, họ không thể thực hiện việc này với Nexus vì giao mảng phần cứng cho các đối tác như Huawei, LG.

Tử huyệt khiến Google chưa thành công với điện thoại dù chất lượng rất tốt - Ảnh 1.

Các chuyên gia đánh giá cao điện thoại của Google. (Ảnh: Cnet)

Chiến lược kiểm soát cả phần cứng lẫn phần mềm mà Google noi gương Apple đã không đem lại kết quả như họ muốn. Ban lãnh đạo của Google nhiều lần kết luận doanh số bán Pixel thấp là do sự cạnh tranh từ các hãng khác trong phân khúc điện thoại cao cấp, theo Cnet.

Năm ngoái Google đã lập kỉ lục khi bán hơn 7,2 triệu điện thoại Pixel, theo số liệu của IDC. Nhưng kỉ lục ấy vẫn chưa thể giúp Google lọt vào nhóm 10 doanh nghiệp có doanh số điện thoại thông minh cao nhất.

Chất lượng không phải là vấn đề với Pixel, bởi các chuyên gia đánh giá cao điện thoại của Google. Trở ngại lớn nhất là Google chưa thể thuyết phục người dân mua sản phẩm của họ. 

Ross Rubin, nhà phân tích của công ty nghiên cứu Reticle, nói rằng mặc dù các điện thoại Pixel là bằng chứng cho thấy khả năng phát triển phần mềm và phần cứng của Google, những tính năng như "tìm hình ảnh Lens" hay "điều khiển cử chỉ bằng radar" không phải điều người dùng điện thoại muốn. 

"Điện thoại thông minh không phải là những sản phẩm để nhà sản xuất thử nghiệm công nghệ mới. Pixel nên là những sản phẩm để Google bán", Ross Rubin nói.

Thế hệ thứ năm của Pixel - mang tên Pixel 5 - được Google trình làng tại sự kiện "Launch Night In" ngày 30/9. Sản phẩm mới với mức giá 699 USD xuất hiện trong bối cảnh thị trường smartphone toàn cầu đang cạnh tranh khốc liệt trên tất cả các phân khúc: Apple độc chiếm thị trường điện thoại cao cấp, các hãng tới từ Trung Quốc "ôm trọn" phân khúc tầm trung và thấp, còn Samsung "chiến đấu" trên mọi "mặt trận" cả trung cấp và cao cấp để duy trì vị trí số một.

Pixel 5 ra thị trường khi thị trường toàn cầu đang cạnh tranh khốc liệt trên mọi phân khúc. Apple thống trị thị trường điện thoại cao cấp, các nhà sản xuất từ Trung Quốc kiểm soát phân khúc tầm trung và thấp, còn Samsung tham gia cả phân khúc trung cấp và cao cấp để duy trì vị trí số một.

Do kinh tế sa sút bởi COVID-19, điện thoại Android với giá cao không phải là lựa chọn của nhiều người người. Rick Osterloh từng khẳng định: "Thị trường không cần một điện thoại thông minh có giá nghìn USD".

Osterloh tuyên bố Pixel 5 không còn công nghệ điều khiển cử chỉ bằng radar và mở khóa bằng khuôn mặt. Do thiếu hai tính năng của Pixel 4, thiết bị mới có giá thấp hơn 100 USD so với phiên bản trước.

Phân khúc giá rẻ chính là hi vọng của Google. Năm ngoái "gã khổng lồ tìm kiếm" lần đầu giới thiệu Pixel 3A tầm trung và ngay lập tức thị trường phản hồi tích cực. 

Năm nay, Google tung ra Pixel 4A với mức giá 349 và phiên bản hỗ trợ kết nối 5G mới nhất (có giá 499 USD). Thành công của dòng sản phẩm trung cấp có thể là động lực để Google áp dụng chính sách giá phải chăng với Pixel 5.

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.