Từ sắc lệnh di trú của Trump: Tổng thống được trao quyền tới đâu?

Tổng thống Mỹ Donald Trump có lẽ đã nhận thấy những giới hạn quyền lực của mình trong hệ thống chính trị, khi sắc lệnh di trú ông ban hành đang diễn biến phức tạp với các vụ kiện tụng liên quan.
 

tu sac lenh di tru cua trump tong thong duoc trao quyen toi dau

Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp về việc cấm nhập cảnh Mỹ đối với công dân từ 7 nước Hồi giáo ngày 27/1. Ảnh: Reuters

Sắc lệnh cấm nhập cảnh Mỹ đối với cư dân 7 quốc gia mà Tổng thống Donald Trump ký hồi tháng 1 đã dẫn tới cuộc đối đầu pháp lý, tác động tới các cơ quan luật pháp nước này và có thể sẽ kết thúc bằng một phán quyết quan trọng của Tòa án Tối cao, theo New York Times.

Phán quyết của Tòa án Tối cao về sắc lệnh của ông Trump có thể trả lời một số câu hỏi quan trọng về luật pháp Mỹ: Tổng thống có thẩm quyền ra sao về vấn đề nhập cư và Quốc hội trao cho ông Trump quyền như thế nào trong vấn đề này.

Phản ứng của thẩm phán

Nhiều thẩm phán trên khắp nước Mỹ đã chặn sắc lệnh hành pháp của ông Trump, nhưng người ra phán quyết ảnh hưởng lớn là James Robart, một thẩm phán liên bang Mỹ ở Seattle, bang Washington. Vì Robart là một thẩm phán liên bang nên phán quyết của ông có hiệu lực trên toàn quốc.

Ông Robart ra phán quyết yêu cầu hoãn thi hành các điều khoản chính của sắc lệnh cấm nhập cảnh do ông Trump ký, với lý do nó nhắm vào người Hồi giáo và vi hiến. Sắc lệnh này cấm người từ 7 quốc gia Hồi giáo lớn nhập cảnh Mỹ trong 90 ngày và đình chỉ chương trình chấp nhận người tị nạn trong 120 ngày.

Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ John Kelly và Ngoại trưởng Rex Tillerson thông báo ngắn gọn về việc nộp đơn kháng cáo để tòa phúc thẩm khu vực số 9 (9th Circuit Court of Appeals) ở San Francisco.

tu sac lenh di tru cua trump tong thong duoc trao quyen toi dau
Thẩm phán James Robart. Ảnh: ABC

Tòa phúc thẩm khu vực số 9 từ chối đề nghị của Bộ Tư Pháp khôi phục ngay lập tức sắc lệnh, vốn bị chặn bởi phán quyết của thẩm phán Robart, nhưng nói sẽ xem xét sau khi chính quyền Trump bổ sung bản tóm tắt. Sau khi tòa phúc thẩm ra phán quyết, đơn kháng cáo có thể được trình lên Tòa án Tối cao.

Trong khi đó, thẩm phán Nathaniel M.Gorton thuộc tòa án liên bang ở Boston ngày 3/2 ra phán quyết gồm 21 trang từ chối chặn sắc lệnh của Trump và bàn về các luận cứ pháp lý cụ thể.

Gorton cũng phác thảo một bức tranh lớn hơn về tình hình hiện tại. “Lịch sử phong phú về nhập cư Mỹ tạo nên sức mạnh và niềm tự hào ở đất nước này. Ngược lại, ưu tiên về an toàn và an ninh cho cộng đồng trong một thế giới nguy hiểm chưa từng thấy cũng lớn”, ông Gordon nhấn mạnh sự cân bằng giữa lịch sử nhập cư Mỹ và việc bảo đảm an toàn cho công dân nước này. Ý kiến của Gordon dường như nghiêng về phía ông Trump.

Quyền hành pháp của tổng thống lớn tới đâu?

Trong điều II của Hiến pháp Mỹ, Tòa án Tối cao quy định tổng thống có quyền thực thi các vấn đề đối ngoại và nhập cư.

Trong bản tóm tắt vụ kiện gửi thẩm phán Robart, các luật sư ở Washington, một trong hai nguyên đơn, cùng bang Minnesota, cho rằng các tòa án liên bang có vai trò lớn nhất là bảo vệ nhóm yếu thế trước những điều bất hợp lý, hành vi phân biệt đối xử. Tuy nhiên, các tòa án cũng có thể hạn chế quyền hành pháp của tổng thống đối với vấn đề đối ngoại và nhập cư.

Tại tòa phúc thẩm khu vực số 9, đại diện chính quyền Trump cho rằng thẩm phán chưa đủ năng lực để ra quyết định đối với các vụ việc liên quan tới vấn đề an ninh quốc gia. “Không giống tổng thống, tòa án không có quyền truy cập các thông tin mật về mối đe dọa của tổ chức khủng bố hoạt động ở những quốc gia đặc biệt, âm mưu xâm nhập Mỹ của các tổ chức hoặc lỗ hổng trong quá trình rà soát”.

Noah G. Purcell, Tổng chưởng lý bang Washington, dường như thừa nhận Tổng thống Trump có thẩm quyền thực thi nhiều vấn đề. Tuy nhiên, ông yêu cầu tòa án liên bang bảo vệ những người có cuộc sống bị thay đổi trong nháy mắt bởi sắc lệnh của ông Trump.

Vì sao thẩm phán liên bang ở tòa cấp thấp chặn được sắc lệnh của Trump?

Nhà nước Mỹ được thiết kế theo mô hình tam quyền phân lập. Theo đó, quốc hội nắm quyền lập pháp, Tổng thống nắm quyền hành pháp, Tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới nắm quyền tư pháp, theo NBC.

Mô hình này đảm bảo một hệ thống kiểm soát và cân bằng, với mỗi nhánh có thể hạn chế quyền lực của nhánh kia để không một bên nào trở nên quá mạnh. Hệ thống tòa án liên bang Mỹ có ba cấp độ gồm tòa án địa phương (tòa sơ thẩm), tòa án khu vực (cấp phúc thẩm thứ nhất) và tòa án tối cao (cấp phúc thẩm cao nhất).

Các tòa này có quyền thẩm định một đạo luật hoặc một quy định nào đó của chính quyền có vi hiến hay xâm phạm quyền cá nhân của người dân hay không. Việc xem xét này được thực hiện thông qua các vụ kiện.

Quốc hội trao quyền cho tổng thống như thế nào?

tu sac lenh di tru cua trump tong thong duoc trao quyen toi dau
Người biểu tình phản đối sắc lệnh di trú của Tổng thống Trump tại Los Angeles. Ảnh: EPA

Hôm 3/2, tại phòng xử án ở Seattle, nhằm bảo vệ quyền thực thi các phán quyết của Tổng thống Trump, một luật sư của Bộ Tư pháp, đã dẫn Youngstown Sheet & Tube Co v. Sawyer, quyết định năm 1952, trong đó viết rằng Tòa án Tối cao bác mệnh lệnh của Tổng thống Harry S. Truman rằng ông có thẩm quyền tịch biên các nhà máy thép trong chiến tranh Triều Tiên.

Một phần nổi bật của quyết định này là ý kiến của thẩm phán Robert H. Jackson, trong đó đề ra khuôn khổ để xem xét các xung đột quyền lực giữa tổng thống và quốc hội.

Theo thẩm pháp Jackson, tổng thống có quyền lực nhất khi ông hành động dưới sự cho phép của quốc hội, giữ vai trò trung gian khi quốc hội chưa ra quyết định và quyền lực ở mức thấp nhất khi quốc hội ngăn cấm một vấn đề nào đó.

Trường hợp của Tổng thống Truman khi đó rơi vào loại thứ ba. Còn tình hình hiện nay với sắc lệnh hạn chế nhập cư, ông Trump đang rơi vào trường hợp thứ nhất.

Tranh luận về phân biệt tôn giáo

Các luật sư của bang Washington cho rằng sắc lệnh di trú của ông Trump đã vi phạm Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ. "Tổng thống Trump và các cố vấn của ông đã nói rõ rằng mục đích chính của sắc lệnh này là ưu tiên người tị nạn Cơ Đốc, không có lợi cho người Hồi giáo”, trích bản tóm tắt của các luật sư gửi thẩm phán Robart.

Tại tòa phúc thẩm khu vực số 9, chính quyền Trump bác bỏ lập luận cho rằng sắc lệnh của tổng thống dựa trên sự phân biệt tôn giáo, mặc Trump nói sắc lệnh này có lợi cho người tị nạn Cơ Đốc. Sự suy tính trong động cơ của tổng thống sẽ vi phạm nguyên tắc phân quyền.

Theo nhóm luật sư, các bang sẽ tìm hiểu thêm để làm rõ liệu Tổng thống Trump có ban hành sắc lệnh dựa trên suy nghĩ chủ quan của mình hay không.

chọn
Mỹ áp thuế Việt Nam: 'Có thể xuất hiện tâm lý phòng thủ từ phía nhà đầu tư khiến lượng mua bất động sản tạm suy giảm'
Theo chuyên gia, trước thông tin Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, người mua bất động sản có thể sẽ mang tâm lý phòng thủ, giữ tiền, khiến lượng mua trên thị trường giảm.